Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/11/2020

Các bệnh về móng tay thường gặp ở trẻ em

Các bệnh về móng tay thường gặp ở trẻ em
Ngay trong những năm tháng đầu đời, tay trẻ luôn có xu hướng cầm, nắm, sờ các đồ vật để khám phá. Móng tay tuy nhỏ trẻ nhưng lại rất rắn chắc giúp bảo vệ các ngón tay. Các bệnh về móng tay “tìm đến” trẻ do ở tuổi đi học, trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau, khám phá những nơi có bụi bẩn hoặc không may bị vật nặng đè lên…

Móng tay giúp bảo vệ mạng lưới mạch máu và thần kinh ở đầu chi. Vì vậy, chỉ cần để ý hình dạng, kết cấu, màu sắc và độ dày của móng tay bạn có thể nhận biết các bệnh về móng tay đang tiềm ẩn trong cơ thể trẻ.

Móng xước măng rô

Đây là một biểu hiện rõ ràng của việc trẻ đang bị thiếu Vitamin C và Acid Folic. Khi phát hiện ra điều này, bạn không nên để trẻ trực tiếp kéo phần xước măng rô bằng tay mà dùng kéo hoặc các dụng cụ cắt móng tay để bấm.

Hiện tượng này cũng thường xảy ra với những trẻ bị bệnh viêm da, nấm da gây tổn thương phần da quanh móng tay, gốc móng tay, làm xuất hiện những gờ nang. Trẻ cũng sẽ có cảm giác bị ngứa.

Để trị bệnh này chỉ cần bổ sung đủ 2 nguyên tố vi lượng mà trẻ đang thiếu hiếu hụt. Đơn giản nhất là thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Các thức ăn giàu vitamin C có ở nhiều loại rau củ như cam, quýt, bưởi, ổi, cải bắp, rau muống, súp lơ, cần tây… Các thực phẩm giàu Acid folic là các loại rau có màu xanh thẫm, gan động vật, giá đỗ, rau mầm… Với những trẻ lười ăn, bạn có thể cho trẻ uống thêm 2 nguyên tố vi lượng này.

Cẩn thận hơn, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế và chuyên khoa để kiểm tra chính xác nguyên nhân. Bạn nên cắt và dũa móng tay cho trẻ gọn gàng để tránh việc móng tay dài hoặc xước có thể làm xước da trẻ.

Nấm móng tay

Trong các bệnh về móng tay ở trẻ, nấm được coi là một bệnh cần có chế độ chăm sóc kỹ càng nhất. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này do trẻ thường dùng móng tay để nghịch đồ vật dơ hoặc chà xát xuống mặt đất dơ mà không vệ sinh sạch sẽ nên dễ bị vi nấm tấn công gây ra nấm móng tay.

Dấu hiệu dễ nhận biết khi các vi nấm hủy hoại lớp keratin và sinh trưởng mạnh mẽ trên móng tay là bề mặt móng gồ ghề, dày, dễ mủn. Trường hợp nặng còn thấy có mủ quanh móng tay.

cac benh ve mong tay
Móng tay trẻ cũng cần được chăm sóc như các bộ phận khác của cơ thể

Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn cách điều trị sơm. Nấm móng tay không phải là bệnh nặng nhưng khó điều trị dứt điểm và hay tái phát nếu không được chữa trị đúng phương pháp.

Đồng thời, bạn cần áp dụng chế độ chăm sóc móng tay đúng cách cho trẻ: Tạo thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi chơi đùa. Rửa tay trẻ thật sạch với xà bông diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt tỉa móng tay cho trẻ thường xuyên. Đặc biệt, cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày để tăng cường sức đề kháng chống.

Móng tay lòng thìa

Với những trẻ đang bị thiếu sắt, dễ bị triệu chứng móng tay tay lõm hay còn gọi là móng tay lòng thìa( móng tay có hình dạng giống một cái thìa). Ngoài ra, rối loạn chức năng tuyến giáp và các bệnh về cơ xương cũng có thể là thủ phạm gây nên tình trạng này ở móng tay của các trẻ. Nếu móng tay trẻ bị thương tích và sử dụng quá nhiều xà phòng cũng có thể dẫn đến hiện tượng móng lõm.

Sắt được bổ sung nhanh và an toàn nhất cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như đậu phộng, đậu nành, ngũ cốc, đậu hũ, hạt bí ngô, lòng trắng trứng…

Ngoài ra, để biết các bệnh về móng tay của trẻ, bạn cũng có thể nhìn màu sắc đoán bệnh.

Màu sắc của móng tay cũng nói lên trẻ đang có dấu hiệu bị các bệnh về móng tay. Có một vài màu “nói về” bệnh dễ nhận biết như:

  • Các đốm trắng xuất hiện rải rác trên móng tay: Trẻ bị thiếu kẽm. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm bổ sung kẽm.
  • Móng tay bé có các vệt trắng ngang: Trẻ thiếu Protein. Nên bổ sung thêm thịt, cá, đậu tương để tăng cường protein.
  • Màu tay đổi màu đỏ hoặc màu hồng: Màu đỏ chứng tỏ trẻ đang có vấn đề về tim. Còn màu hồng là nguyên nhân của bệnh thiếu máu.
  • Cùng với răng và xương, móng tay là bộ phận rắng chắc của cơ thể giúp bảo vệ ngón tay an toàn. Các bệnh về móng tay vì vậy cũng cần được bạn quan tâm nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x