Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 12/08/2022

Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em đơn giản và dễ áp dụng

Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em đơn giản và dễ áp dụng
Chảy máu cam hay chảy máu mũi ở trẻ là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên vẫn khiến cha mẹ không khỏi lo lắng cho các bé. Hiểu được điều này, MarryBaby xin được gửi đến cha mẹ, cách chữa chảy máu cam ở trẻ em ngay bên dưới.

1. Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam là gì?

Trước khi đến với cách chữa chảy máu cam ở trẻ em, cha mẹ nên xác định nguyên nhân trước khi tiến hành xử lý. Điều này giúp bố mẹ hiểu tình trạng và chọn cách xử lý phù hợp cho con nhất.

  • Va đập, chấn thương: Trẻ em dễ bị chảy máu mũi trong khi chơi đùa, va đập phải các vật cứng như bàn, ghế hoặc cho các dị vật, đồ chơi vào trong mũi.
  • Thời tiết: Thời tiết khô hanh, lạnh, độ ẩm thấp làm màng nhầy vách mũi của trẻ giảm đàn hồi, và nhạy cảm hơn. Lúc này, một tác động nhỏ cũng có thể khiến mũi bé tổn thương và chảy máu. Khi thời tiết nóng, các mạch máu trong mũi giãn nở, trẻ cảm thấy ngứa và ngoáy mũi thường xuyên cũng sẽ gây chảy máu.
  • Viêm mũi: Là nguyên nhân khiến các mạch máu (bao gồm động mạch và tĩnh mạch) trong mũi giãn nở quá mức, có những biến đổi nhất định. Vì vậy, khi có những tác động nhẹ từ bên ngoài, trẻ sẽ dễ bị chảy máu mũi.
  • Bẩm sinh: Cấu trúc thành mạch máu bất thường, cấu tạo vách mũi mỏng,..Khiến trẻ dễ chịu tác động từ ngoại cảnh, dẫn tới tổn thương, chảy máu cam.
  • Nguyên nhân khác: Thiếu hụt Vitamin C, các bệnh lý di truyền liên quan đến cấu trúng của thành mạch máu, viêm mũi mãn tính, dị ứng, nhiễm trùng,.
  • >>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung Vitamin gì?

    Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam
    Hiểu nguyên nhân để biết cách chữa chảy máu cam ở trẻ em tốt nhất

    2. Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em có thể áp dụng ngay

    Một vài cách chữa tức thì chảy máu cam ở trẻ em cha mẹ cần áp dụng:

  • Giữ bình tĩnh và trấn an bé.
  • Giữ bé ở tư thế ngồi hoặc đứng, nghiêng đầu nhẹ về phía trước.
  • Bóp phần nửa dưới của mũi bé (phần mềm) bên mũi chảy máu và giữ chặt trong vòng mười phút.
  • Thả tay ra sau 10 phút, nếu máu không ngừng chảy hãy lặp lại bước này.
  • Cho trẻ thư giãn một lúc sau khi chảy máu mũi. Không khuyến khích xì mũi, ngoáy mũi hoặc cọ xát mũi.
  • 3. Cần đưa trẻ bị chảy máu cam đến bệnh viện trong những tình huống khẩn cấp sau

    Cách chữa chảy máu cảm ở trẻ em

    Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em an toàn trong những trường hợp khẩn cấp là đến gặp bác sĩ

    • Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã làm các bước trên.
    • Trẻ bị chảy máu cam nhiều lần trong thời gian ngắn.
    • Trẻ bị hoa mắt, choáng váng.
    • Tim đập nhanh, khó thở, trẻ trông nhợt nhạt bất thường, đổ mồ hôi.
    • Trẻ nôn ra máu, sốt cao liên tục từ 2-3 ngày hoặc phát ban.
    • Con bị mất nhiều máu hoặc tình trạng diễn ra nhiều lần mà không rõ nguyên nhân.
    • Máu chảy ra từ miệng, bé ho hoặc nôn ra máu có màu nâu như bã cà phê.
    • Trẻ bị chảy máu mũi kèm theo xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể hoặc xuất hiện máu ở trong phân, nước tiểu.
    • Bé bị chảy máu mũi rất nhiều lần cùng với bệnh nghẹt mũi kinh niên.
    • Khi trẻ bị chảy máu mũi, trẻ lại trông nhợt nhạt bất thường, đổ mồ hôi hoặc hoặc không phản ứng.

    Đưa bé đến bệnh viện là một cách chữa để giải quyết tình trạng chảy máu cam ở trẻ em, mà đôi khi phụ huynh ít khi chọn áp dụng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nghiêm trọng; thì điều cha mẹ cần, đó là ưu tiên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

    4. Thói quen sai lầm khi cha mẹ chọn cách chữa chảy máu cam ở trẻ em

    Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em mà phụ huynh thường thực hiện theo bản năng đó là để đầu bé ngửa ra sau. Đây là một thói sai lầm và cách này sẽ khiến máu chảy nhiều xuống cổ họng, làm cho hiện tượng chảy máu mũi ở trẻ em nghiêm trọng hơn.

    Dưới đây là những điều bạn cần phải tránh khi phát hiện trẻ bị chảy máu cam:

    • Hoảng loạn.
    • Cho bé nằm xuống hoặc ngửa đầu ra sau.
    • Cho bông, giấy, gạc hoặc bất kỳ thứ gì vào mũi của con để cầm máu.

    Thay vào đó, cha mẹ nên áp dụng những cách/mẹo chữa chảy máu cam ở trẻ em mà MarryBaby đã nêu ở trên.

    5. Cách phòng tránh trẻ bị chảy máu mũi mà cha mẹ cần lưu ý

    Cách chữa chảy máu cảm ở trẻ em
    Ngoài cách chữa chảy máu cam ở trẻ em, cha mẹ lưu ý một số mẹo ngăn ngừa tình trạng này ở trẻ em

    Nhất là khi thời tiết lạnh và hanh khô; việc trẻ thường xuyên chảy máu cam; hay trẻ hay bị chảy máu mũi thường xuyên; có thể được giảm thiểu bằng các biện pháp như:

    • Sử dụng thiết bị tạo ẩm trong nhà: đồng thời kết hợp dùng mỡ kháng sinh; Vaseline, nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ.
    • Đều đặn vệ sinh mũi hằng ngày và nhắc nhở bé không nên xì mũi hay ngoáy mũi quá mạnh.
    • Đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ và nêu rõ tần suất trẻ bị chảy máu cam cho bác sĩ.

    Hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em khá phổ biến. Cha mẹ cần nắm vững những cách chữa, xử lý chảy máu cam ở trẻ em như ở trên; để kịp thời chăm sóc cho bé và hồi phục càng sớm càng tốt nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    (1) 9 Unexpected Causes Of Nosebleed In Toddlers 

    http://www.momjunction.com/articles/unexpected-causes-of-nose-bleed-in-toddlers_00116336/

    Ngày truy cập 06/06/20222

     

    (2) Why Does My Child Get Nosebleeds?

    http://kidshealth.org/en/parents/nosebleeds.html

    Ngày truy cập 06/06/20222

     

    (3) Bệnh chảy máu mũi ở trẻ em và Cách xử lý

    https://nhidong.org.vn/chuyen-muc/chay-mau-mui-c1055-407.aspx

    Ngày truy cập 06/06/20222

     

    (4) When to see a doctor if a child has a nosebleed

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/324536

    Ngày truy cập 06/06/20222

     

    (5) Nosebleed – Is this your child’s symptom?

    https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/nosebleed/

    Ngày truy cập 06/06/20222

    x