Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Giang Trần
Tham vấn y khoa: Liên chi Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM
Cập nhật 04/12/2023

Mày đay do dị ứng thời tiết: Làm thế nào để trẻ bớt khó chịu?

TÀI TRỢ BỞI:

Mày đay do dị ứng thời tiết: Làm thế nào để trẻ bớt khó chịu?
Theo thống kê, khoảng 15 - 20% dân số thế giới bị mày đay ít nhất một lần trong đời. Mày đay có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ từ sơ sinh đến 9 tuổi [1]. Việc hiểu rõ về tình trạng nổi mày đay ở trẻ, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi cũng như các biện pháp chăm sóc sẽ giúp ba mẹ phần nào đỡ “bối rối” khi trẻ gặp phải tình trạng này.

Nổi mày đay do dị ứng thời tiết: Những điều bố mẹ cần biết

Nổi mày đay (mề đay) là một phản ứng thông thường của da với chất gây dị ứng (gọi là dị nguyên) mà chúng ta đã gặp do tiếp xúc hoặc nuốt phải. Khi có phản ứng dị ứng, cơ thể sẽ bắt đầu giải phóng histamine vào máu. Histamine là chất hóa học mà cơ thể tạo ra nhằm cố gắng tự vệ trước nhiễm trùng và những kẻ xâm nhập bên ngoài khác mà cơ thể xem như là chất gây hại [2].

Tuy nhiên, chất này lại tạo ra các sẩn da (mày đay) có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể và những sẩn tròn nhỏ, sẩn rời hoặc sẩn lớn có thể liên kết với nhau. Các sẩn riêng lẻ có thể kéo dài từ vài giờ đến một tuần (đôi khi lâu hơn) và những sẩn mới có thể thay thế những sẩn đã mờ dần. Mày đay tồn tại từ 6 tuần trở xuống được gọi là mày đay cấp tính; những trường hợp kéo dài hơn 6 tuần là mày đay mạn tính [2].

Trẻ nhỏ bị nổi mày đay, phát ban có thể do rất nhiều nguyên nhân, từ việc bị nhiễm trùng, bị côn trùng đốt, do mặc quần áo bó sát cho đến việc trẻ bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa, bụi… Ngoài những nguyên nhân này, tình trạng nổi mày đay đôi khi là do những thay đổi về nhiệt độ. Cụ thể, phát ban, nổi sẩn da do lạnh có thể xảy ra do tiếp xúc với nước lạnh hoặc không khí lạnh. Trong khi, nhiệt độ cơ thể tăng cao do hoạt động thể chất có thể gây ra phát ban nổi sẩn do tập thể dục. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc giường tắm nắng cũng có thể gây phát ban ở một số người [2], [3], [4]. Sẩn ngứa còn là biểu hiện thường gặp khi trẻ bị dị ứng thời tiết. Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể xuất hiện các phản ứng dị ứng vào thời điểm giao mùa [5].

Tại sao vào thời điểm giao mùa lại thường xảy ra tình trạng nổi mày đay do dị ứng thời tiết?

Sự thay đổi thời tiết đột ngột nóng-lạnh được xác định là nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết, điều này làm cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi, đặc biệt vào những khoảng thời gian giao mùa. Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết này cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chất gây dị ứng như dị nguyên nấm mốc hoặc phấn hoa trong không khí và qua đó khiến nguy cơ xuất hiện các phản ứng dị ứng tăng cao [5].

Làn da là nơi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên khi thời tiết thay đổi đột ngột. Do tiết nhiều mồ hôi nên da trở nên ẩm ướt vào những ngày nắng nóng hoặc do chất sừng bị mất nước nên da trở nên thô ráp vào những ngày trời lạnh. Đây đều là những biến đối khiến protein trong cơ thể bị kích ứng, làm xuất hiện tình trạng phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết [6].

Triệu chứng nổi mề đay dễ nhận thấy nhất là các mẩn sẩn xuất hiện trên da, có thể gồ lên mặt da. Các sẩn có thể có màu đỏ nhưng cũng có thể cùng màu với da của trẻ. Các sẩn này có thể nhỏ và tròn, hình vòng hoặc lớn và có hình dạng ngẫu nhiên. Sần gây ngứa và có xu hướng xuất hiện thành từng đợt trên vùng cơ thể bị ảnh hưởng. Sẩn có thể phát triển lớn hơn, thay đổi hình dạng và lan rộng [2], [7].

Sẩn có thể biến mất hoặc xuất hiện trở lại trong đợt cấp. Các sẩn riêng lẻ có thể kéo dài ở bất cứ đâu từ nửa giờ đến một ngày. Phát ban có thể chuyển sang màu trắng khi ấn vào. Đôi khi các mày đay có thể thay đổi hình dạng hoặc hình thành cùng nhau và tạo thành một vùng lớn hơn [8].

Mày đay, phát ban có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến là ở ngực, bụng hoặc lưng. Dù không để lại sẹo sau khi biến mất nhưng các nốt mày đay, phát ban sẽ làm trẻ cảm thấy ngứa ngáy, bỏng rát và thậm chí bé có thể bị ngứa ở cả những cả vùng da không phát ban [7]. Không những vậy, cảm giác ngứa ngáy do mày đay gây ra còn có thể khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, biếng ăn.

Mày đay do dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? [7]

Mặc dù mày đay có thể gây ngứa và khó chịu nhưng thông thường không nghiêm trọng và sẽ biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng khi một số nốt ban biến mất thì những nốt ban mới có thể xuất hiện.

Mày đay thường không lây nhiễm. Tuy nhiên, khi chăm sóc bé bị nổi mày đay, phát ban do dị ứng thời tiết, mẹ cũng cần chú ý theo dõi và tư vấn thêm với bác sĩ nếu các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ và bệnh chỉ mới khởi phát. Những trường hợp mẹ cần đưa bé đi bệnh viện như mày đay không thuyên giảm, kéo dài hơn 6 tuần, bé ngứa đến nỗi không ngủ được; nổi mày đay nặng, xuất hiện khắp cơ thể hoặc đi kèm với các biểu hiện như khó thở, sưng ở lưỡi hoặc cổ họng… vì có thể liên quan đến phản vệ nguy hiểm tính mạng.

Cách trị mày đay: Vài mẹo nhỏ mẹ nên bỏ túi!

mày đay do dị ứng thời tiết

Phương pháp không dùng thuốc

Khi thấy trẻ có các biểu hiện nổi mày đay, phát ban do dị ứng thời tiết, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để giúp trẻ giảm bớt ngứa ngáy, bỏng rát: [3], [4], [9]

  • Chườm lạnh bằng vải ướt, túi nước đá lên khu vực bé nổi mày đay khoảng 5 – 10 phút nhằm làm giảm kích ứng cũng như cơn ngứa.
  • Dưỡng ẩm da bằng cách cho trẻ sử dụng kem dưỡng da an toàn, không mùi, không hương liệu, phù hợp với làn da non nớt của bé.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát bằng cotton. Tránh các loại quần áo làm bằng vải len hoặc các loại vải có cảm giác thô ráp khác có thể gây kích ứng da, gây ngứa dữ dội.
  • Tìm cách giữ ấm cơ thể trẻ và tránh tiếp xúc với không khí lạnh. Có thể cho trẻ mặc quần áo phủ kín người nhưng nên rộng rãi, thoải mái.
  • Cho trẻ tắm bằng nước ấm (đối với thời tiết lạnh) và nước mát (đối với thời tiết nóng). Khi tắm, nên để chân trẻ tiếp xúc với nước trước rồi mới chuyển lên trên nhằm giúp cơ thể trẻ thích ứng dần với nhiệt độ.

Bên cạnh đó, nên tránh để bé gãi, cào hoặc chà xát vùng da bị ngứa vì điều này có thể khiến tình trạng nổi mày đay, phát ban trở nên nghiêm trọng hơn [7]. Ngoài ra, cũng nên tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, khói thuốc… để tránh kích thích tình trạng dị ứng trầm trọng hơn hoặc tái đi tái lại [5].

Phương pháp dùng thuốc

Những trường hợp nổi mày đay cấp nhẹ, việc điều trị y tế đôi khi không cần thiết [2]. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng khiến bé quá khó chịu, có thể cân nhắc đến việc điều trị bằng thuốc để giúp trẻ “cắt” cơn ngứa tốt hơn.

Nếu có ý định cho trẻ dùng thuốc, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về những loại thuốc phù hợp giúp điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng thời tiết cho trẻ nhỏ. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, các loại thuốc kháng histamin có thể được bác sĩ kê toa để giúp giảm ngứa và hạn chế tình trạng mày đay lan rộng [7].

Thuốc kháng histamin là loại thuốc có tác dụng ngăn phóng thích chất histamin (chất tạo ra lúc cơ thể bị dị ứng) do đó, làm giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, ngứa da. Thuốc kháng histamin thế hệ 2 thường được ưu tiên sử dụng hơn vì ít gây ngủ, tác dụng phụ thấp và độ an toàn cũng cao hơn [10]. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ nhỏ rất cần được lưu ý, đặc biệt với các bé từ 6 tháng tuổi, chỉ có ít loại thuốc có thể sử dụng để điều trị tình trạng nổi mày đay, phát ban do dị ứng thời tiết, chẳng hạn như thuốc chứa desloratadine. Desloratadine không gây buồn ngủ do thuốc không đi qua được hàng rào máu não và không tác động lên thần kinh, an toàn với hệ tim mạch; mặt khác thuốc có hiệu quả kéo dài 24 giờ nên tiện lợi chỉ dùng một lần mỗi ngày [11], [12].

Trong một số trường hợp, nếu trẻ bị nổi mề đay nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ kịp thời. Bác sĩ có thể cho bé sử dụng các loại thuốc corticosteroid [2]. Tuy nhiên, dù là loại thuốc nào thì bố mẹ cũng không nên tự ý sử dụng mà cần dùng đúng theo chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo điều trị hiệu quả và quan trọng là an toàn cho trẻ.

Mong rằng một vài phương pháp giúp cải thiện tình trạng nổi mày đay ở trẻ vào thời điểm giao mùa sẽ giúp mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trẻ. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc, nếu phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như nổi mày đay kéo dài hoặc không thuyên giảm, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời [2].

*Nội dung này do LCH Hen, Dị Ứng, Miễn Dịch Lâm Sàng TP.HCM thực hiện với sự tài trợ của Gigamed cho mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x