Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân
Cập nhật 27/12/2023

14+ mẹo chữa khàn tiếng cho bé dứt điểm

14+ mẹo chữa khàn tiếng cho bé dứt điểm
Khàn tiếng là một bệnh không thể tránh khỏi ở mỗi người bao gồm cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, che mẹ không nên xem nhẹ bệnh khàn tiếng ở trẻ. Trẻ khàn tiếng lâu ngày có thể dẫn đến tổn thương dây thanh quản. Nguy hiểm hơn là dẫn đến hạt xơ dây thanh, teo cơ dây thanh, polyp thanh quản,...

Dưới đây là nguyên nhân khiến bé bị khàn tiếng và hơn 14 mẹo chữa khàn tiếng cho bé hiệu quả để giảm tình trạng bệnh khó chịu cũng như ngăn chặn bệnh trở nặng hơn.

1. Nguyên nhân nào khiến bé bị khàn tiếng?

Khàn tiếng ở trẻ em là tình trạng giọng nói của trẻ thay đổi so với bình thường, trở nên rè, khàn, khó nghe. Nguyên nhân gây khàn tiếng ở trẻ em có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Sử dụng giọng nói quá sức: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây khàn tiếng ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ em mầm non, mẫu giáo. Khi trẻ la hét, khóc, nói quá nhiều, dây thanh quản sẽ bị căng thẳng và tổn thương, dẫn đến khàn tiếng.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Một số bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm VA, viêm phế quản,… cũng có thể gây khàn tiếng ở trẻ em.
  • Bệnh lý khác: Ngoài ra, khàn tiếng ở trẻ em cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản,…
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường xung quanh đầy khói bụi, khói thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị khàn tiếng.
  • Di truyền: Một số trường hợp trẻ bị khàn tiếng do di truyền từ cha mẹ.

>> Mẹ xem thêm: Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì? Có gây khàn tiếng cho trẻ?

2. Mẹo chữa khàn tiếng cho bé nhanh và hiệu quả

Mẹo chữa khàn tiếng cho bé nhanh và hiệu quả
Mẹo chữa khàn tiếng cho bé nhanh và hiệu quả

Mẹ có thể sử dụng mẹo chữa khàn tiếng cho bé tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cho bé. Nếu khàn tiếng do sử dụng giọng nói quá sức, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo chữa tình trạng khàn tiếng cho bé dưới đây:

  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm dịu cổ họng.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, tránh nói hay khóc, la hét quá nhiều.
  • Sử dụng máy lọc không khí trong phòng để lọc bụi bẩn, giúp giảm kích ứng cổ họng.
  • Trẻ cần súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng sau khi đánh răng xong.
  • Cho trẻ ngậm kẹo ngậm ho có chứa long đờm.

Nếu khàn tiếng do bệnh lý đường hô hấp, trẻ cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm ho,…

Trong trường hợp khàn tiếng kéo dài hơn 1 tuần hoặc có các biểu hiện bất thường khác như sốt, đau đầu, ho ra máu,… cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số mẹo khác giúp chữa khàn tiếng cho bé:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể bé: Bởi khi trẻ bị khàn tiếng cổ họng thường bị khô, đau rát dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó, việc bổ sung nước cho bé lúc này chính là một trong những mẹo chữa khàn tiếng cho bé hiệu quả.
  • Tạo môi trường trong lành cho trẻ: Trẻ nên được nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, trong lành, không ô nhiễm để dây thanh quản có thời gian phục hồi.
  • Cho trẻ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Một số thực phẩm giúp trẻ mau hết khàn tiếng là trứng, súp gà, cam thảo, gừng, tỏi, cam chanh, nha đam,…

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? Cách xử lý

3. Mẹo chữa khàn tiếng cho bé bằng thảo dược

Ngoài những mẹo bên trên, vẫn còn một số mẹo chữa khàn tiếng cho bé bằng thảo dược khác được dân gian áp dụng. Tuy nhiên, vì chưa có nghiên cứu chứng minh, trước khi thực hiện những cách này cho bé, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3.1 Dùng chanh mật ong

Mẹo chữa khàn tiếng cho bé với chanh mật ong

Chanh chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm dịu cổ họng, giảm sưng viêm, đau rát. Ngoài ra, chanh cũng có tác dụng long đờm, giúp làm thông thoáng đường hô hấp.

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp làm dịu cổ họng, giảm đau rát, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Khi kết hợp chanh và mật ong, hai nguyên liệu này sẽ mang lại tác dụng hiệp đồng, giúp cải thiện tình trạng khàn tiếng ở trẻ em hiệu quả.

Mẹo chữa khàn tiếng cho bé bằng cách uống chanh mật ong:

  • Chuẩn bị 1 quả chanh tươi, 2 thìa mật ong nguyên chất và 1 cốc nước ấm.
  • Vắt lấy nước cốt chanh, hòa tan với mật ong và nước ấm.
  • Cho bé uống từng ngụm nhỏ, ngày 2-3 lần.

Mẹo chữa khàn tiếng bằng cách ngậm chanh mật ong:

  • Cắt lát chanh tươi, rưới mật ong lên trên.
  • Cho bé ngậm từng lát chanh, nuốt từ từ lấy nước cốt.

(*) Lưu ý: Mẹo chữa khàn tiếng cho bé bằng chanh mật ong chỉ áp dụng cho bé trên 1 tuổi để tránh nguy cơ ngộ độc.

>> Xem thêm: Trẻ uống mật ong hàng ngày có tốt không? Nên cho trẻ dùng sáng hay tối?

3.2 Dùng lá hẹ hấp đường phèn

Lá hẹ hấp đường phèn là mẹo chữa khàn tiếng cho bé

Lá hẹ có chứa Allicin, một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, lá hẹ còn có tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi hô hấp nhờ có chứa vitamin C. Có thể nói, hẹ hấp đường phèn là một mẹo chữa khàn tiếng cho trẻ em hiệu quả.

Mẹo chữa khàn tiếng cho bé bằng lá hẹ hấp đường phèn:

  • Chuẩn bị 5-10 lá hẹ và 1-2 thìa đường phèn.
  • Rửa sạch lá hẹ, thái nhỏ.
  • Cho lá hẹ và đường phèn, nước vào bát.
  • Hấp cách thủy trong 15-20 phút.
  • Lọc lấy nước uống. Cho bé uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 thìa. Uống liên tục trong 3-5 ngày.

(*) Lưu ý:

  • Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng.
  • Hẹ hấp đường phèn chỉ nên được sử dụng như một biện pháp tạm thời và không nên là phương pháp chữa trị chính.

3.3 Dùng quất hấp đường phèn

Mẹo chữa khàn tiếng cho bé: Dùng quất hấp đường phèn

Trẻ bị khàn tiếng uống gì? Trẻ có thể thử uống quất hấp đường phèn. Tinh dầu và vitamin C trong quả quất có tác dụng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng tốt cho trẻ em. Chính vì thế, cha mẹ thường dùng quất hấp đường phèn như một mẹo chữa khàn tiếng, ho đờm, đau họng cho bé.

Mẹo chữa khàn tiếng cho bé bằng quất hấp đường phèn:

  • Chuẩn bị 5-7 quả quất tươi, 1-2 thìa đường phèn.
  • Rửa sạch quất, bỏ hạt.
  • Cho quất và đường phèn vào bát, trộn đều.
  • Hấp cách thủy trong 15-20 phút.
  • Lọc lấy nước uống.

(*) Lưu ý:

  • Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng.
  • Chưa có bằng chứng chứng minh quất hấp đường phèn có tác dụng chữa bệnh khàn tiếng nên mẹ cần thận trọng khi cho bé sử dụng.

3.4 Dùng trà gừng chữa khàn tiếng cho bé

Dùng trà gừng chữa khàn tiếng cho bé

Trà gừng là một mẹo chữa ho, khàn tiếng, đau họng, cảm, sốt cho bé hiệu quả. Gừng có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, giúp bảo vệ hệ hô hấp, hệ miễn dịch của bé trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.

Mẹo chữa khàn tiếng cho trẻ bằng trà gừng:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 1-2 thìa đường phèn, 100ml nước.
  • Gọt vỏ gừng, rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Cho gừng và nước vào nồi, đun sôi.
  • Cho đường phèn vào, khuấy tan.
  • Đun thêm 5-7 phút, tắt bếp.
  • Cho bé uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 thìa.

(*) Lưu ý:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi không nên uống trà gừng, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt.
  • Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu dị ứng hoặc phản ứng không mong đợi sau khi uống trà gừng, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ngoài chữa khàn tiếng, ho, sốt , cảm lạnh ra, gừng còn có thể chữa bệnh khóc đêm cho trẻ. mẹ có thể xem thêm 14+ mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh.

3.5 Dùng lê chưng

Mẹo chữa khàn tiếng cho bé bằng lê chưng

Quả lê có tính mát, giải độc, bổ phế nên thường được dùng như một mẹo chữa khàn tiếng, trị ho, viêm họng vừa ngon vừa hiệu quả cho bé.

Mẹo chữa khàn tiếng cho trẻ em bằng lê chưng:

  • Chuẩn bị 1 quả lê tươi, 10 quả kỷ tử, 2-3 quả táo đỏ, 1-2 thìa mật ong.
  • Rửa sạch lê, kỷ tử, táo đỏ.
  • Cho lê, kỷ tử, táo đỏ, nước vào bát.
  • Hấp cách thủy trong 15-20 phút.
  • Cho mật ong vào, khuấy tan.

(*) Lưu ý:

  • Không cho trẻ dưới 1 tuổi tuổi sử dụng.
  • Lê chưng táo đỏ, kỷ tử chỉ nên được sử dụng như một biện pháp tạm thời và không nên là phương pháp chữa trị chính.

3.6 Dùng nước giá đỗ chữa khàn tiếng cho bé

Dùng nước giá đỗ chữa khàn tiếng cho bé

Giá đỗ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cổ họng, giảm khàn tiếng. Mẹ có thể thử mẹo chữa khàn tiếng cho bé bằng nước giá đỗ như sau.

Mẹo chữa khàn tiếng cho bé bằng nước giá đỗ:

  • Dùng 1 nắm giá đỗ rửa sạch, để ráo nước.
  • Đem giá đỗ đi giã nát, lọc lấy nước cốt.
  • Cho trẻ ngậm nước giá đỗ trong miệng, rồi nuốt từ từ.
  • Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần cho đến khi tình trạng khản tiếng giảm hẳn.

(*) Lưu ý:

  • Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng mẹo chữa khàn tiếng cho bé bằng nước giá đỗ.

Trên đây là hơn 14 mẹo chữa khàn tiếng cho bé mẹ có thể thử áp dụng để giảm triệu chứng bệnh và giảm cảm giác khó chịu cho bé. Chúc bé sớm khỏi bệnh và có thật nhiều sức khỏe.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Hoarseness (for Parents) – Nemours KidsHealth
https://kidshealth.org/en/parents/hoarseness.html
Ngày truy cập: 24/11/2023

2. Hoarseness
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/hoarseness/
Ngày truy cập: 24/11/2023

3. Diagnosing Hoarseness in Children | NYU Langone Health
https://nyulangone.org/conditions/hoarseness-in-children/diagnosis
Ngày truy cập: 24/11/2023

4. Hoarseness (Dysphonia): Healing Your Child’s Voice – HealthyChildren.org
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/ear-nose-throat/Pages/hoarseness-dysphonia-in-children-what-parents-need-to-know.aspx
Ngày truy cập: 24/11/2023

5. Voice Therapy for Hoarseness in Children | NYU Langone Health
https://nyulangone.org/conditions/hoarseness-in-children/treatments/voice-therapy-for-hoarseness-in-children
Ngày truy cập: 24/11/2023

x