Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân
Cập nhật 27/12/2023

Răng bé bị đen là do đâu? Cách khắc phục tình trạng răng đen

Răng bé bị đen là do đâu? Cách khắc phục tình trạng răng đen
Tình trạng răng bị đen xảy ra phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Tình trạng răng bé bị đen không chỉ là do sâu răng mà còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Đôi khi có thể là do trẻ mắc bệnh lý hoặc thiếu chất.

Vậy răng bé bị đen là do đâu? Bài viết này sẽ giải đáp cũng như giúp cha mẹ biết cách khắc phục tình trạng răng đen ở trẻ nhỏ.

1. Vì sao răng bé bị đen?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho răng bé bị đen. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Các yếu tố di truyền: Một số trường hợp, răng bé bị đen có thể do yếu tố di truyền. Nếu có ai trong gia đình có răng bị đen, có khả năng cao trẻ sẽ thừa hưởng điều này.
  • Sâu răng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến răng bé bị đen. Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn trong miệng ăn đường và tinh bột trên răng, tạo thành axit. Axit này sẽ phá hủy men răng, khiến răng bị đen, sâu và thậm chí rụng.
  • Mảng bám và cao răng: Mảng bám là một lớp màng mỏng bao phủ bề mặt răng. Nếu không được loại bỏ thường xuyên, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng. Cao răng có thể bám chặt vào răng, khiến răng trẻ bị đen và ố vàng.
  • Thiếu canxi và fluor: Canxi và fluor là hai khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Nếu thiếu hai khoáng chất này, răng bé sẽ dễ bị ố vàng và chuyển đen. Thiếu chất còn khiến trẻ bị lột da tay, chảy máu cam. Nên mẹ cần bổ sung đủ chất cho trẻ nhé!
  • Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ố vàng răng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Uống kháng sinh không đúng cách còn có thể khiến bé bị tiêu chảy. Mẹ nên lưu ý nhé!
  • Tổn thương răng: Răng bé có thể bị đen do chấn thương, chẳng hạn như ngã hoặc va đập mạnh.
  • Bệnh lý răng miệng: Một số bệnh lý răng miệng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng nướu, bệnh amelogenesis imperfecta (hội chứng răng không hoàn chỉnh), cũng có thể khiến răng bé bị đen.

Ngoài ra, tình trạng sưng môi trên cũng thường gặp ở nhiều bé. Vậy bé bị sưng môi trên có liên quan gì đến bệnh lý về răng không?

2. Cách điều trị tình trạng răng bé bị đen

Nếu răng của bé bị đen là răng sữa thì cha mẹ không cần quá lo lắng vì bé sẽ còn một đợt thay răng vĩnh viễn nữa. Cha mẹ chỉ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến răng bé đen là gì rồi khắc phục, không để tái diễn trên răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, nếu đó là răng vĩnh viễn của bé, cha mẹ chỉ có thể đưa bé đến bệnh viện và được chữa trị theo các phương pháp sau:

  • Trám răng: Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với răng bị sâu. Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng vật liệu trám răng để lấp đầy lỗ sâu, bảo vệ răng khỏi bị hư hại thêm.
  • Bọc răng sứ: Phương pháp này giúp điều trị, khôi phục hình dạng và màu sắc của răng bị sâu. Bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ phần răng bị hư hại và thay thế bằng mão răng sứ.
  • Làm sạch răng: Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng máy siêu âm hoặc lấy cao răng thủ công để loại bỏ mảng bám và cao răng bám trên răng.
  • Bổ sung canxi và fluor: Canxi và fluor là hai khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Cha mẹ có thể bổ sung hai dưỡng chất này cho bé bằng các thực phẩm giàu canxi và fluor như sữa, phô mai, cá, rau xanh đậm. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride cho con.
  • Điều trị bệnh lý răng miệng: Nếu răng trẻ bị đen do bệnh lý răng miệng, chẳng hạn như bệnh amelogenesis imperfecta (hội chứng răng không hoàn chỉnh), bác sĩ nha khoa sẽ điều trị bệnh lý này trước khi tiến hành các phương pháp điều trị khác.

Cách điều trị tình trạng răng bé bị đen

3. Cách khắc phục tình trạng răng trẻ bị đen

Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa răng bé bị đen:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Ngoài ra, cần chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và thực phẩm có màu nhiều đường, phẩm màu: Đồ ngọt chứa phẩm màu có thể bám vào răng và gây ố vàng cho bé.
  • Đi khám nha khoa định kỳ: Nên đưa bé đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng.
  • >> Mẹ xem thêm: Cách chữa chảy máu chân răng ở trẻ em đơn giản, hiệu quả mẹ cần biết

    Nguyên nhân khiến răng bé bị đen có thể là do sâu răng, mảng bám, thiếu canxi và fluor hoặc cũng có thể do di truyền. Để khắc phục tình trạng răng trẻ bị đen, cha mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để tìm ra nguyên nhân khiến răng bé bị đen, ố vàng cũng như có cách chăm sóc răng miệng cho bé.

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Discolored baby teeth: A cause for concern? – Mayo Clinic
    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/baby-teeth/faq-20057765
    Ngày truy cập: 06/12/2023

    2. Tooth Decay (Caries or Cavities) in Children | Johns Hopkins Medicine
    https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/tooth-decay-caries-or-cavities-in-children
    Ngày truy cập: 06/12/2023

    3. Tooth Decay in Children
    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=tooth-decay-in-children-90-P01848
    Ngày truy cập: 06/12/2023

    4. [Exogenous tooth discoloration in children: black stains]
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21899989/
    Ngày truy cập: 06/12/2023

    5. Black Stains in Primary Teeth: Overview | OMICS International
    https://www.omicsonline.org/open-access/black-stains-in-primary-teeth-overview-.php?aid=81971
    Ngày truy cập: 06/12/2023

    x