Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sốt co giật là tình trạng co giật xảy ra ở trẻ bị sốt.
Co giật do sốt có thể xảy ra ở trẻ 5 tuổi trở xuống, thường gặp nhất là trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng. Nhiệt độ sốt dẫn đến co giật dao động trong khoảng 39-40ºC hoặc thậm chí cao hơn.
Đề biết sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không, mẹ cần biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không phụ thuộc vào 3 nguyên nhân chính khiến bé sốt co giật:
– Sốt co giật xảy ra do trẻ nhiễm virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
– Sốt co giật có thể xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi trẻ được tiêm ngừa các bệnh sởi, quai bị và rubella. Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu do nguyên nhân tiêm phòng.
– Một nguyên nhân khác đến từ yếu tố di truyền, tức trong gia đình có người từng bị co giật do sốt lúc nhỏ.
Co giật do sốt thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu khởi phát sốt, không hẳn đến từ việc nhiệt độ cơ thể quá cao mà do quá trình tăng nhanh nhiệt độ ban đầu.
>>> Bạn có thề tìm hiểu thêm: Sốt nhiễm trùng ở trẻ em nguy hiểm thế nào?
Sốt co giật ở trẻ em thường có các đặc điểm chung sau:
– Mất ý thức tạm thời.
– Xuất hiện cơn co cứng, tay chân co giật liên hồi.
– Ở một số trẻ có biểu hiện nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn ngược, trắng dã.
– Mệt mỏi sau co giật.
Sốt co giật chia thành 2 loại là thể đơn giản và thể phức tạp. Trong đó, các cơn co giật do sốt ở thể đơn giản thường phổ biến hơn.
– Không bị yếu tay, chân sau co giật.
– Co giật thường kéo dài dưới 2 phút và tối đa không quá 15 phút.
– Chỉ xảy ra một lần trong khoảng thời gian 24 giờ.
Sốt co giật ở thể đơn giản thường lành tính, không gây rối loạn tri giác và không để lại di chứng về thần kinh. Hơn nữa, những trẻ từng bị sốt co giật thể đơn giản vẫn thông minh như những trẻ chưa từng sốt co giật.
– Có thể yếu tạm thời ở tay, chân hoặc liệt chi sau co giật.
– Thời gian co giật kéo dài hơn 15 phút.
– Tái phát trong vòng 24 giờ.
Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Đa số các trường hợp sốt co giật thể phức tạp đều liên quan đến các bệnh lý thần kinh sẵn có nên không thể xem nhẹ.
Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não hay mức độ nguy hiểm thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật.
Vì vậy, sau sốt co giật, mẹ cần cho trẻ đi khám để loại trừ khả năng trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm màng não, viêm não…
Để biết sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không còn căn cứ vào một số dấu hiệu ở trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện sau thì cho thấy trẻ cần nhập viện gấp:
– Cứng cổ.
– Nôn mửa.
– Khó thở.
– Ngủ li bì, lờ đờ, rối loạn ý thức kéo dài sau cơn co giật.
Một câu hỏi nhiều mẹ hay thắc mắc là trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không.
Các nghiên cứu cho thấy đa số các trường hợp sốt co giật không ảnh hưởng đến não trẻ ngoại trừ trẻ mắc các bệnh viêm não, viêm màng não hay các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương.
Ngoài ra, việc sơ cứu sai cách khi trẻ sốt co giật, dẫn đến trẻ bị sặc, ngạt thở gây thiếu oxy não cũng là nguyên nhân gây tổn thương não. Thực tế cho thấy thiếu oxy não kéo dài vài phút cũng đủ làm các tế bào não tổn thương vĩnh viễn, không có cơ may hồi phục.
Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Không phải trẻ cứ sốt cao co giật là sẽ chuyển sang di chứng động kinh.
Nguy cơ động kinh sau sốt co giật rất thấp, tỷ lệ 2-5%, thường rơi vào nhóm trẻ tiền sử gia đình có người bị động kinh, trẻ bị sốt co giật thể phức tạp do bất thường về thần kinh.
Khi trẻ bị sốt co giật, mẹ cần giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn sau:
– Di dời trẻ tránh xa khu vực nguy hiểm có vật sắc, nhọn hay điện, nước sôi…
– Đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên một mặt phẳng để các chất dịch chảy ra ngoài, tránh trào ngược dịch vào phổi gây ngạt, tắc đường thở, đe dọa tính mạng.
– Nới lỏng quần áo trẻ.
– Không cố gắng kìm giữ trẻ để kiểm soát cơn co giật.
– Hạ nhiệt gấp cho trẻ bằng cách lau mát, nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn (liều dùng như quy định).
– Mẹ không nên đặt bất kỳ vật gì vào miệng trẻ để ngăn con cắn vào lưỡi vì có thể gây tổn thương cho trẻ. Mẹ đừng lo trẻ cắn phải lưỡi khi lên cơn co giật vì khi đó, lưỡi của trẻ thường thụt vào trong nên hầu như khả năng này rất khó xảy ra.
– Không cho trẻ uống bất kỳ thứ gì, không vắt chanh vào miệng trẻ theo kinh nghiệm dân gian để tránh làm trẻ sặc, ngạt thở.
– Nếu cơn giật kéo dài quá 5 phút thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, cắt cơn co giật cho trẻ.
Có thể nói, nếu mẹ chưa biết gì về sốt co giật hoặc không rõ sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không thì chắc chắn mẹ sẽ rất lúng túng và lo sợ. Vì vậy, việc tìm hiểu kiến thức về bệnh tật ở trẻ nhỏ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là vô cùng cần thiết.
Hương Lê
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.