Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ 5 tuổi bị nôn là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Trẻ bị nôn kéo dài làm cơ thể khó thể hấp thụ chất dinh dưỡng để thuận lợi phát triển. Vì vậy, bạn chớ xem thường tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn. Đây còn có thể là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân bất lợi khác đang xảy ra với con yêu.
Không tự nhiên mà trẻ bị nôn ói, những lý do sau đây có thể khiến cho cô bé/cậu bé 5 tuổi nhà bạn bị nôn:
Khi trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục, mẹ cần phải làm gì? Bạn cần bình tĩnh và quan sát biểu hiện của con. Nếu thấy trẻ nôn ói kèm các biểu hiện như sốt, tiêu chảy, mệt mỏi…, bạn cần đưa con tới bệnh viện để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, người lớn có thể thực hiện các phương pháp phục hồi sức khỏe tại nhà cho trẻ như sau:
1. Cho trẻ nghỉ ngơi
Không riêng gì trẻ em mà kể cả người lớn, sau khi bị nôn thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vậy nên, mẹ hãy cho con nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát; con có thể nằm nghỉ trên giường thật thoải mái hoặc ngủ một giấc thật sâu để cơ thể được phục hồi.
Trong lúc trẻ nghỉ ngơi, mẹ nên xoa bụng, xoa lưng cho con để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Bù nước cho trẻ
Một điều quan trọng cần làm khi trẻ 5 tuổi bị nôn thường xuyên, liên tục, đó là cần bù nước cho trẻ. Bởi nôn làm cho trẻ bị mất nước. Nếu cơ thể không được bù đủ nước, con sẽ mệt mỏi và còn nguy hiểm đến tính mạng.
Mẹ cũng có thể cho con uống thêm dung dịch bù điện giải bên cạnh nước lọc, nước trái cây hoặc sữa khi trẻ nôn. Hãy cho trẻ uống thành từng ngụm nhỏ và uống trong nhiều lần để tránh việc bị nôn trở lại.
3. Chế độ ăn uống phù hợp
Khi trẻ 5 tuổi bị nôn, con thường sẽ không muốn ăn uống gì. Song việc không ăn gì sẽ khiến cho trẻ bị đói và cơ thể trở nên mệt mỏi hơn. Vậy nên việc cho con ăn lúc này mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý.
Hãy cho con ăn những thức ăn lỏng như cháo, canh, súp… Đây là nhóm thực phẩm vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ khi bị nôn. Lúc này, mẹ cũng cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và không nên cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến cơ thể khó dung nạp và trẻ dễ buồn nôn hơn.
Khi con bị nôn, hãy cho trẻ ăn mỗi lần một ít, mỗi ngày ăn thành nhiều lần vì lúc này trẻ thường rất chán ăn và nếu ăn nhiều sẽ gây nôn nhiều hơn. Nếu trẻ không muốn ăn, mẹ có thể kích thích vị giác bằng cách thêm một ít gừng vào món ăn.
4. Sử dụng thuốc
Trẻ 5 tuổi bị nôn có cần sử dụng thuốc chống nôn không? Theo các bác sĩ, không nên tự ý cho con dùng thuốc chống nôn, mà mẹ hãy quan sát con, nếu thấy biểu hiện bất thường thì cho con đi khám để chẩn đoán và điều trị đúng nguyên nhân khiến trẻ bị nôn.
Nếu trẻ 5 tuổi nôn liên tục và kèm theo các dấu hiệu bất thường sau, bạn không được chủ quan mà cần phải đưa con tới bệnh viện ngay:
Bài viết của MarryBaby đã cung cấp cho bố mẹ những thông tin quan trọng về vấn đề trẻ 5 tuổi bị nôn. Hy vọng rằng điều này thực sự bổ ích cho cha mẹ trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.
Hoa Hà
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.