Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/12/2013

Trẻ bị bệnh có nên cho đi nhà trẻ?

Trẻ bị bệnh có nên cho đi nhà trẻ?
Trẻ em đi nhà trẻ có khả năng dễ mắc bệnh hơn vì thường xuyên tiếp xúc với những trẻ khác. Ba mẹ có nên cho trẻ ở nhà tới khi khỏe hẳn?

Trẻ dễ lây bệnh khi đi nhà trẻ, mẫu giáo

Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ đồng ý rằng nếu trẻ bị bệnh khi đi nhà trẻ thì ba mẹ nên cho bé ở nhà cho đến khi bé khỏe hẳn, không còn nguy cơ lây nhiễm nữa. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế không dễ dàng chút nào.

Nên lưu ý là nhiều căn bệnh dễ lây lan nhất trong vòng một hoặc hai ngày trước khi trẻ mang mầm bệnh thể hiện triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, khi phát hiện con mình bị bệnh, rất có thể bé đã lây bệnh cho những trẻ khác trong lớp rồi. Ngoài ra, việc xác định được triệu chứng của bé có phải là bệnh truyền nhiễm không hề đơn giản. Khi bé nổi mẩn đỏ, liệu đó là dấu hiệu bé bị dị ứng hay là dấu hiệu của bệnh tật?

Hầu hết các nhà trẻ đều đưa ra danh sách những quy định để giúp các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể đưa ra quyết định liệu nên cho trẻ đi học hay là ở nhà. Nhưng đôi khi chính những quy định này lại gây nhầm lẫn với cả phụ huynh và thầy cô giáo. Các chuyên gia nhi khoa đã đưa ra một số hướng dẫn khi nào bạn nên giữ trẻ ở nhà và tất nhiên những điều này còn tùy thuộc vào các quy định của nhà trẻ nơi con bạn đang theo học.

Trẻ bị bệnh có nên cho đi nhà trẻ?
Mẹ nên đảm bảo sức khoẻ cho bé trước khi cho bé đi nhà trẻ

Khi nào nên để bé ở nhà?

Nêu giữ bé ở nhà nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt, khó chịu, lờ đờ, khóc dai dẳng hoặc khó thở, tất cả có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
  • Một số bệnh về đường hô hấp trên như viêm tiểu phế quản hoặc cảm cúm, còn cảm lạnh thông thường chưa cần thiết phải giữ bé ở nhà.
  • Tiêu chảy: Bé đi tiêu chảy hoặc đi tiêu liên tục.
  • Phân của bé có lẫn máu hoặc có chứa chất nhầy, đây có thể là dấu hiệu bé bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, nên cho bé đi khám bác sĩ sớm.
  • Ói mửa.
  • Nổi mẩn đỏ: Đây là lý do để bạn giữ trẻ ở nhà khi không biết chắc chắn rằng nó có liên quan đến bệnh truyền nhiễm hay không. Nếu bé nổi mẩn đỏ không kèm theo sốt hay biểu hiện gì khác, bé vẫn có thể đi học bình thường nếu nhà trường cho phép vì lúc này có khả năng bé chỉ đơn thuần bị dị ứng với thực phẩm nào đó.
  • Khi nào các bệnh không còn lây nhiễm?

    • Bệnh thủy đậu: Con của bạn sẽ không còn lây nhiễm sang các trẻ khác một khi tất cả các mụn nước khô và đóng vảy.
    • Chốc lở: Trẻ bị bệnh da liễu này sẽ không còn lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh.
    • Bệnh ghẻ: Sau khi được điều trị bằng thuốc diệt khuẩn tại chỗ, sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa.
    • Viêm kết mạc do vi khuẩn, còn gọi là đau mắt đỏ, và chảy mủ ở mắt: Bệnh này có thể không còn bị lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh nhưng hầu hết các nơi giữ trẻ sẽ không cho phép bé bị chảy mủ mắt đi học. Tuy nhiên, với những trẻ bị đỏ mắt hay chảy nước mắt do dị ứng thì bệnh không lây nhiễm và bé nên đi nhà trẻ vì bệnh này lâu khỏi.
    • Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus gây ra: thường không lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh.
    • Lở miệng dẫn đến tình trạng chảy nước dãi liên tục: nên chờ cho đến khi bác sĩ kết luận rằng bé không bị truyền nhiễm trước khi cho bé trở lại nhà trẻ.
    • Bị chấy (chí): Con bạn có thể quay trở lại nhà trẻ sau khi bé đã được diệt chấy triệt để.

    Ngoài việc giữ trẻ ở nhà khi bé bị bệnh, bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé để ngăn chặn sự lây nhiễm và thường xuyên rửa tay bé thật kỹ. Sau khi thay tã, hỉ mũi, phải làm sạch bất kỳ chất dịch nào của cơ thể như nước tiểu, phân, đờm… và trước khi chuẩn bị thức ăn cho bé thì việc này còn đặc biệt quan trọng hơn.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x