Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 24/05/2023

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi
Cảm giác khó chịu và rát phía bên trong miệng, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống và dễ bị thiếu chất. Bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu xem trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì, xử lý như thế nào để mau khỏi, đồng thời phòng trách việc tái phát nhé.

Cách ăn uống cũng ảnh hưởng đến tình trạng nhiệt miệng. Vì vậy, cha mẹ cần biết trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để bé mau khỏi nhé.

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (loét miệng hoặc lở miệng) là những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì
Trẻ em bị nhiệt miệng thì nên ăn gì cho mau khỏi?

Nguyên nhân có thể khiến bé bị nhiệt miệng bao gồm:

  • Trẻ đánh răng quá mạnh hoặc vô tình cắn vào bên trong má.
  • Dị ứng với kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa Natri Lauryl Sulfate.
  • Nhạy cảm với thực phẩm: socola, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, thực phẩm cay hoặc axit…
  • Thiếu dinh dưỡng, cụ thể là vitamin B12, kẽm, axit folic hoặc sắt.
  • Nhiễm Helicobacter pylori, cùng loại vi khuẩn gây loét dạ dày.
  • Khả năng miễn dịch bị giảm.
  • Ăn nhiều thực phẩm cay hoặc chua.

>>> Cha mẹ hãy đọc thêm: Trẻ bị khàn tiếng và ho: Cha mẹ phải làm sao?

2. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì

2.1 Củ cải

Củ cải có vị ngọt thanh và mát. Khi thắc mắc trẻ bị nhiệt nên ăn gì, mẹ hãy chọn củ cải để luộc hoặc nấu canh cho bé ăn. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể làm các món nước từ củ cải để giúp bé giảm cơn đau rát ở vòm miệng.

2.2 Cà chua

Cà chua đem lại nhiều giá trị to lớn đối với sức khỏe của trẻ như: Vitamin A, giàu chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giảm đau,.. Cha mẹ có thể cho bé ăn sống hoặc nấu vẫn được nhé. Hoặc cha mẹ có thể xem qua 3 cách nấu cháo cà chua cho bé.

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? Mẹ có thể chọn cà chua vì có thể ăn sống hoặc chế biến

2.3 Rau ngót, rau mồng tơi

Rau ngót và rau mông tơi thường có nhiều vào mùa hè, nếu trong dịp này mà bé đang bị nhiệt miệng. Cha mẹ có thể thêm hai loại rau này vào khẩu phần ăn của bé nếu cha mẹ đang không biết cho trẻ ăn gì khi bị nhiệt miệng.

2.4 Rau má, rau diếp cá

Đây là hai loại rau lành tính, có tính mát, giải độc hiệu quả và dễ tìm mua. Mẹ không còn phải lo trẻ bị nhiệt miệng phải ăn gì nữa. Đồng thời mẹ cõ thể dùng rau má để làm nước uống hoặc nấu canh, cũng như chế biến da dạng các món từ hai loại rau này.

2.6 Các loại hạt có tính mát

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn hạt gì cho mát? Mẹ có thể chọn đậu xanh để nấu chè cho con nhé

Các loại hạt có tính mát có thể kể đến như hạt sen, đậu xanh, đậu đen. Nhất là vào mùa hè, nếu trẻ em bị nhiệt miệng thì ba mẹ có thể nấu thành những món chè hấp dẫn để kích thích con ăn nhiều hơn. Thậm chí cha mẹ có thể rang lên và ngâm nước cho con uống cũng rất lý tưởng đấy.

2.7 Cà rốt

Cà rốt có chứa một chất giúp chữa loét miệng rất tốt là beta-carotene. Mẹ có thể ép cà rốt với một số loại rau như cải chân vịt hay ngò tây để lấy nước uống chữa nhiệt miệng.

2.8 Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn cháo gì?

  • Cháo cá / gà / thịt bò / thịt heo (Các món cháo khác).
  • Cháo củ cải: Củ cải mài nhỏ sau đó trộn với cháo cho vào lò vi sóng quay 40~50 giây.
  • Súp bí đỏ hành tây: Bí đỏ và hành tây thái nhỏ sau đó cho thêm 100ml nước vào nấu chín rồi tắt lửa cho bột năng pha sẵn vào khuấy đều rồi bật lửa đun sôi lên là được.

>>> Cha mẹ hãy đọc thêm: Khi trẻ bị trúng thực nên làm gì trước hết?

Cháo mát cho trẻ
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn cháo gì? Ưu tiên cháo cá nhé các mẹ ơi

Khi trẻ em bị nhiệt miệng cha mẹ nên lưu ý gì khi cho bé ăn. Cha mẹ nên chọn và chế biến thực phẩm theo các gợi ý sau để dễ ăn uống hơn nhé.

  • Cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn thức ăn.
  • Chọn các loại thực phẩm mềm giúp trẻ dễ nhai và dễ nuốt.
  • Ưu tiên các món súp, món hầm, món canh.
  • Chọn các món tráng miệng như sữa chua hoặc sinh tố trái cây.
  • Các món ăn cần được nấu đến mềm và dễ nhai.

3. Các món nước “hạ nhiệt” cho trẻ bị nhiệt miệng

3.1 Nước cam, nước chanh

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì? Không thể bỏ qua hai loại nước phổ biến này được. Nước cam và nước chanh được xem là loại nước uống cung cấp Vitamin C quen thuộc của gia đình; giúp tăng đề kháng và cải thiện nhiệt miệng ở trẻ. Lưu ý, cha mẹ không nên pha quá chua vì sẽ làm xót vị trí nhiệt miệng của bé nhé.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Các món nước giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

3.2 Sữa chua

Sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có khả năng chống lại các hại khuẩn trong miệng và giúp giảm vết loét. Nếu trẻ đang bị nhiệt miệng; hãy ăn khoảng 225g sữa chua nguyên chất mỗi ngày. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể dùng 60g sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa nhiệt miệng.

3.3 Uống nhiều nước

Cơ thể thiếu nước là yếu tố gây nên tình trạng nhiệt miệng. Vì thế, việc trẻ bổ sung nước đầy đủ nước mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Các bé nên bổ sung đủ liều lượng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

4. Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì để mau khỏi?

Nên kiêng ăn gì
Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì? Chính là những món chiên, cay, nóng và nhiều dầu
  • Hạn chế các món cay, nóng: Khi nấu nướng, mẹ nên tránh các gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu, các loại nước mắm,.. Vì đây là những thực phẩm có tính nóng và có thể làm trẻ bị loét miệng nặng hơn.
  • Hạn chế thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ: Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì để mau khỏi? Các món chiên, rán sẽ chứa nhiều chất béo và nóng. Tác động tới niêm mạc miệng, lưỡi và làm cho tình trạng trở nên nặng hơn. Vì vậy cha mẹ nên hạn chế cho các bé ăn các món chiên trong giai đoạn này nhé.
  • Hạn chế nước ngọt / nhiều đường Trong thời gian bé bị nhiệt miệng nên hạn chế ăn các loại bánh kẹo, thực phẩm có nhiều đường vì rất dễ gây sâu răng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng.
  • Hạn chế thực phẩm cứng: Thực phẩm cứng rất dễ làm tổn thương lớp niêm mạc mỏng trong khoang miệng, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập vào vết lở miệng làm trầm trọng hơn chứng nhiệt miệng.
  • Hạn chế thực phẩm chua: Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì để mau khỏi? Trong các loại đồ ăn chua có chứa nhiều axit citric, đây là loại axit làm cho các vết thương bị viêm loét sẽ nghiêm trọng và lây lan ra rộng hơn. Hơn nữa, đồ ăn chua cũng làm tăng cảm giác đau xót hơn cho bé. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm hoặc trái cây chua.

5. Thực đơn mẫu cho trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Gợi ý thực đơn mẫu cho mẹ để không phải trẻ bị nhiệt nên ăn gì nữa nhé.

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? Gợi ý thực đơn mẫu cho mẹ.

6. Cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng

Bên cạnh việc trẻ bị nhiệt nên ăn gì và kiêng ăn gì, thì cha mẹ cũng cần lưu ý thêm những điểm sau đây để con mau khỏi bệnh.

  • Vệ sinh răng miệng nhiều lần trong ngày, có thể pha một ít baking soda với nước để loại bỏ các thức ăn còn bám.
  • Không sử dụng nước súc miệng có nồng độ cồn cao.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm.
  • Trường hợp bé bị chảy máu; cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám để xin thêm ý kiến bác sĩ.

Cách chăm sóc trẻ

Hy vọng qua nội dung trên, MarryBaby đã giúp cha mẹ biết thêm về trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì và cách xử trí tại nhà phù hợp. Cuối cùng, nếu trường hợp nghiêm trọng cha mẹ nên ưu tiên cho bé đi khám để luôn đảm bảo an toàn cho con nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x