Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng phổi cấp tính khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi các túi khí bên trong phổi chứa nhiều mủ và các chất dịch khác, khiến phổi gặp khó khăn trong việc trao đổi khí. Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày và cách chăm sóc bé ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé mẹ để có những biện pháp xử lý kịp thời cho bé.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ thông thường do virus influenza gây ra. Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi là nhóm tuổi dễ mắc căn bệnh này nhất. Virus influenza có ở trong không khí hoặc bám vào các bề mặt mà trẻ hay tiếp xúc, thậm chí bám lên đồ chơi của trẻ. Không chỉ virus là tác nhân gây ra bệnh mà vi khuẩn có trong khói thuốc lá hay khói bụi ở bên ngoài cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản.
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày là dấu hiệu của việc cơ thể bé phát nhiệt để chống lại những virus đang gây bệnh. Tuy nhiên, sau 3-5 ngày, nếu trẻ vẫn tiếp tục bị sốt sẽ rất nguy hiểm vì bệnh có thể chuyển thành các biến chứng nghiêm trọng. Một số nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày bao gồm:
– Vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh: Trẻ được bố mẹ cho dùng thuốc kháng sinh không đều hoặc dùng thuốc tùy tiện khiến cho vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh (hay còn gọi là nhờn thuốc).
– Viêm phế quản bội nhiễm: Bên cạnh bệnh viêm phế quản ban đầu, trẻ còn nhiễm thêm vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp khác. Hiện tượng này khiến trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày.
– Mắc bệnh cùng lúc với các bệnh nhiễm trùng khác: Trẻ bị nhiễm thêm các bệnh khác như viêm họng, viêm xoang, lao phổi.
– Không chữa trị kịp thời: Bố mẹ chủ quan không dẫn trẻ đi khám bệnh sớm và không có biện pháp điều trị đúng cách.
Sốt là một trong những biển hiện của bệnh viêm phế quản. Trẻ sẽ ngưng sốt sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày không dứt. Tình trạng này có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu sau thời gian trên bé vẫn không hết sốt thì bố mẹ cần có những biện pháp kịp thời để ngăn những biến chứng xảy ra.
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có thể gây ra những tình trạng như mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc. Không những thế, cơn sốt kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể trẻ bị mất nước và có thể dẫn đến hiện tượng co giật nhẹ. Nếu bé bị co giật thì bố mẹ ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tiến hành các biện pháp chữa trị kịp thời.
Mẹ cần nhận biết dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ em từ sớm để hạn chế tình trạng trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày.
Dấu hiệu rõ ràng nhất khi trẻ bị viêm phế quản là ho kéo dài cả tuần, đau rát họng, có đờm và khó thở. Khi tình trạng kéo dài tới tuần thứ hai thì khả năng cao là bé đã bị viêm phế quản. Biểu hiện của trẻ bị viêm phế quản được chia ra thành 3 giai đoạn. Tùy theo mỗi giai đoạn mà bố mẹ cần có những biện pháp chữa trị hợp lý cho bé.
– Giai đoạn khởi phát: Bé sẽ có những triệu chứng như viêm đường hô hấp trên, sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi và sổ mũi.
– Giai đoạn phát bệnh: Bé sốt nặng hơn, khó thở, thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Thậm chí, da của trẻ sẽ tím tái, xanh xao. Tình trạng rối loạn tiêu hóa nhẹ có thể xuất hiện.
– Giai đoạn nguy hiểm: Sốt cao trên 39ºC và sốt liên tục. Chân tay trẻ yếu, mệt mỏi, da khô và chảy mồ hôi. Trẻ sẽ bỏ ăn và khó thở. Da bé trở nên xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ hay bị nôn và tiêu chảy. Tình trạng có thể nghiêm trọng hơn khi trẻ nằm li bì, hôn mê và có những cơn co giật. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, vì vậy bố mẹ cần phải đưa bé đến trung tâm y tế trước khi trẻ có những biểu hiện nặng hơn.
Nếu nhận thấy bé có dấu hiệu bị viêm phế quản, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện thăm khám. Bên cạnh điều trị theo phác đồ từ bác sĩ, bố mẹ cần theo dõi bé và nên có một vài biện pháp như:
– Giữ ấm cho trẻ, tránh để viêm phế quản tiến triển sang viêm phổi bằng cách cho trẻ uống nước ấm thường xuyên. Điều này cũng giúp trẻ hạ sốt và giảm tình trạng hô hấp bị tắc nghẽn.
– Bố mẹ vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mũi mỗi ngày.
– Chườm ấm toàn thân cho trẻ để hạ sốt. Theo dõi nhiệt độ và chườm ấm đúng cách có thể hạ được nhiệt độ cơ thể của bé. Đồng thời, bố mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
– Bố mẹ cũng lưu ý không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Vì nếu viêm phế quản của trẻ do virus gây ra thì kháng sinh không có tác dụng điều trị.
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày sẽ nhanh khỏi bệnh sớm nếu bố mẹ phát hiện bệnh sớm và thực hiện điều trị đúng cách.
Vậy chăm sóc trẻ bị viêm phế quản như thế nào là đúng cách? Chế độ ăn uống trong lúc trẻ bị viêm phế quản rất quan trọng. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý một số món ăn cần bổ sung cho bé cũng như cần hạn chế một số món khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn.
Những thực phẩm mà bố mẹ cần bổ sung cho trẻ khi bị viêm phế quản bao gồm:
– Những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như: ngũ cốc, trứng gà, sữa, sữa chua.
– Các loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều khoáng chất và vitamin như: rau cải, bí ngô, cà rốt.
– Bố mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhạt bởi thức ăn nhiều muối có thể làm tăng triệu chứng viêm.
– Cho bé ăn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt như: cháo, súp, canh.
– Đừng quên cho trẻ uống thật nhiều nước. Có thể thay bằng các loại nước trái cây hay nước bù điện giải để cơ thể bé không bị mất nước và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
– Có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày nếu trẻ chán ăn, mệt mỏi.
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày thì không nên ăn:
– Những đồ ăn ngọt như bánh ngọt hay nước uống có ga.
– Tránh ăn đồ ăn nhanh hay thực phẩm chiên rán nhiều dầu.
– Các món ăn mặn, có hàm lượng muối cao. Bởi lượng muối thừa sẽ khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn, từ đó tạo nên chất nhầy ở phế quản, khiến bé cảm thấy khó chịu.
– Không ăn những đồ ăn cay nóng như ớt, gừng, tiêu
– Bố mẹ cũng nên nhớ đừng cho bé ăn những loại trái cây chua và chát như: khế, xoài, mận.
– Đồ ăn đóng hộp và chế biến sẵn cũng nên hạn chế sử dụng khi bé bị viêm phế quản.
– Luôn giữ ấm cho cơ thể của bé, đặc biệt là vào mùa lạnh.
– Giữ cho môi trường sống của gia đình luôn sạch sẽ, thường xuyên lau chùi nhà cửa và thay chăn ga nệm mỗi tuần.
– Đối với trẻ bị dị ứng lông chó mèo, phấn hoa hay bụi thì nên hạn chế để bé tiếp xúc với những tác nhân trên. Đặc biệt, cũng cần hạn chế để bé tiếp xúc khói bụi hay khói thuốc lá ngoài đường.
– Thiết lập chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ
– Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.
– Nên chủ động cách ly với người lớn hoặc trẻ nhỏ khác đang có bệnh về đường hô hấp.
>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, phải làm sao? Xem ngay để biết cách xử lý mẹ nhé
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có thể gặp nguy hiểm nếu các mẹ không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để giúp trẻ có sức khỏe tốt và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh các mẹ nhé.
Thu Sương
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Acute Bronchitis https://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/a/acute-bronchitis Ngày truy cập: 29.6.2021
2. Bronchitis https://kidshealth.org/en/parents/bronchitis.html Ngày truy cập: 29.6.2021
3. Bronchiolitis https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/chest-lungs/Pages/Bronchiolitis.aspx Ngày truy cập: 29.6.2021
4. Bronchiolitis https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bronchiolitis/symptoms-causes/syc-20351565 Ngày truy cập: 29.6.2021
5. Bronchiolitis https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8272-bronchiolitis Ngày truy cập: 29.6.2021