Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dù trẻ em bị co giật nhưng không sốt hay co giật do sốt đều gây lo lắng cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ sẽ bất ngờ khi biết điều này.
Co giật do sốt thường là co giật lành tính, hay xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi và ít khi để lại di chứng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nguy cơ tái phát co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ có yếu tố gia đình (người thân trong gia đình bị co giật do sốt), trẻ nhỏ hơn 18 tháng và trẻ đã từng bị co giật ở nhiệt độ sốt không quá cao trước đây.
Không phải cứ co giật do sốt là sẽ phát triển thành bệnh động kinh. Nhưng nghiên cứu cho thấy những trẻ bị co giật do sốt một vài lần có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao hơn trẻ không bị co giật do sốt. Tỷ lệ bệnh động kinh phát triển ở trẻ bị co giật do sốt vào khoảng 2-4%.
Trẻ em bị co giật nhưng không sốt phần lớn thường đến từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương.
– Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não…
– Trẻ chấn thương đầu do té, ngã, va đập.
– Trẻ thiếu oxy trước hoặc trong khi sinh.
– Trẻ có khối u hoặc u nang trong não.
– Trẻ bị rối loạn phát triển, mắc các bệnh lý như tự kỷ, u sợi thần kinh.
– Trẻ nhiễm trùng từ trong bào thai.
– Mẹ dinh dưỡng kém khi mang thai.
– Do di truyền, trong gia đình có người bị co giật.
Ngoài ra, trẻ em bị co giật nhưng không sốt còn do rối loạn chuyển hóa như hạ canxi máu, bệnh phenylketo niệu, vàng da, rối loạn glucose máu, thiếu vitamin B6…
Tuy nhiên, mẹ cần nhớ nếu hiện tượng co giật lặp đi lặp lại thì cần nghĩ đến khả năng trẻ mắc bệnh động kinh.
Thuật ngữ động kinh được sử dụng để mô tả các cơn co giật xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian mà không liên quan đến bệnh cấp tính (như sốt) hoặc chấn thương não cấp tính.
Chẩn đoán bằng điện não đồ, chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp xác định chính xác bé có bị động kinh hay không, nguyên nhân của tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt.
Có đến 70% trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân.
– Lú lẫn, mất ý thức tạm thời.
– Các chi co giật không kiểm soát.
– Nhìn chằm chằm vào khoảng không.
– Ngã quỵ xuống.
– Lo lắng, sợ hãi một cách thái quá.
Thực tế cho thấy việc điều trị kiên trì, không bỏ cuộc đã giúp 60% bệnh nhi khỏi bệnh.
Khi trẻ em bị co giật nhưng không sốt, người lớn cần giữ bình tĩnh và làm theo các bước sau:
– Đặt bé nằm ở nơi rộng rãi, thông thoáng, nới lỏng quần áo.
– Cho trẻ nghiêng sang một bên để nước bọt, dãi nhớt trong miệng trẻ chảy ra tránh tắc nghẽn đường thở.
– Không kìm giữ tay chân trẻ vì có thể gây tổn thương bé.
– Không vắt chanh vào miệng trẻ vì có thể gây ngạt đường thở.
– Ghi nhớ đặc điểm của cơn co giật như thời gian, biểu hiện co giật để cung cấp thông tin cho bác sĩ điều trị.
– Thường thì sau 2-4 phút, cơn co giật sẽ hết. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc trẻ bất tỉnh, rối loạn nhịp thở… thì cần cho trẻ nhập viện cấp cứu.
Để giảm đi tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt cũng như thuận lợi hơn cho quá trình trị bệnh động kinh, cha mẹ nên thực hiện những việc sau:
– Cha mẹ, người thân hãy giữ cho tâm lý trẻ cân bằng bằng cách luôn tạo môi trường vui vẻ, tích cực, tránh la hét, giận dữ làm trẻ lo sợ, buồn chán, dễ bị kích động khiến bệnh tái phát nghiêm trọng hơn.
– Cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng như chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ uống thuốc đều đặn thì con vẫn có thể phát triển bình thường. Trái lại, việc uống thuốc gián đoạn sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị.
– Thực đơn giàu chất béo tốt, vitamin và khoáng chất (vitamin D, B6, axit folic, omega-3, canxi, magie, taurin…), hạn chế tinh bột và dùng vừa phải protein sẽ giúp cải thiện các cơn co giật hoặc chấm dứt hẳn bệnh. Nghiên cứu cho thấy 16% trẻ em ăn chế độ Keto đã khỏi bệnh động kinh.
– Luôn để mắt đến trẻ, tránh để trẻ một mình trong môi trường thiếu an toàn như gần hồ, sông, suối… Trong nhà không nên để các vật dụng có cạnh sắc nhọn, không để trẻ tắm mà không có người lớn ở nhà, tránh cho trẻ ngủ giường tầng…
– Thông báo cho nhà trường tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt cũng như bệnh động kinh ở trẻ.
– Cho trẻ đội nón bảo hiểm khi ra ngoài, đề phòng trẻ lên cơn co giật, té ngã ảnh hưởng đến vùng đầu, nguy hiểm đến tính mạng hoặc làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Tóm lại, tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt khá nguy hiểm, cho thấy trẻ có thể mắc bệnh động kinh. Nếu thấy trẻ có biểu hiện co giật, mẹ nên nhanh chóng cho bé đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé.
Hương Lê
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.