Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bé bị sốt cao nhưng vẫn chơi bình thường dễ khiến người lớn lúng túng. Vì cha mẹ khó phán đoán bé đang gặp vấn đề gì. MarryBaby mời cha mẹ đọc ngay bài viết này để có cách xử lý kịp thời nhé!
Đầu tiên, cha mẹ cần nhận thức đúng rằng bé bị sốt không phải là một loại bệnh cụ thể. Đây chỉ là một triệu chứng; và là một phản ứng mang tính tự vệ của hệ miễn dịch. Do đó, nhiều trường hợp bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường được.
Chức năng miễn dịch của cơ thể sẽ phát huy hơn cả lúc thân nhiệt bình thường; bao gồm trao đổi chất tăng nhanh; hợp thành kháng thể cũng tăng và hoạt tính các tế bào cũng nâng cao. Các chức năng miễn dịch này có tác dụng làm ức chế sự sinh trưởng; lan rộng của các nguồn gây bệnh; có lợi cho bệnh nhân hồi phục.
Trước khi biết cách xử lý tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Cha mẹ cần hiểu khi nào là bé bị sốt; thông thường, sốt căn cứ vào nhiệt độ cơ thể của bé.
Đo thân nhiệt thường được xác định ở vị trí bên dưới nách. Với trẻ nhỏ; nhiệt độ của vị trí này bằng hoặc cao hơn 37,5ºC thì được xếp vào tình trạng bị sốt.
Sốt diễn ra ở các mức độ như sau:
Theo đó, trẻ sốt 38 đến 39 độ đang ở ngưỡng sắp sốt cao. Mẹ lưu ý theo dõi nhiệt độ và tìm cách hạ sốt để tránh trường hợp bé bị sốt cao quá mức; ảnh hưởng đến sức khỏe.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì và cách chữa trị?
Khi bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường; cha mẹ đừng lo sốt vó phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhanh mà hãy xem xét thân nhiệt; và các triệu chứng khác của trẻ.
Như đã nói, sốt là một loại phản ứng tự vệ của miễn dịch, có thể giúp cơ thể trẻ đối kháng lại nhân tố gây bệnh hoặc nguồn lây nhiễm. Thuốc hạ sốt thật ra không thể giảm thân nhiệt xuống mức bình thường mà chỉ giảm sự khó chịu cho trẻ mà thôi.
Thông thường, nếu bé bị sốt liên tục nhưng vẫn chơi bình thường; không kèm biểu hiện khác và thân nhiệt ở mức sốttwf 38 độ C trở xuống; cha mẹ có thể cho trẻ uống nhiều nước; lau mát hạ sốt rồi quan sát tình hình tiếp theo.
Cha mẹ cần liên tục giám sát tình trạng của trẻ bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Ngoài theo dõi thân nhiệt, cha mẹ nên quan sát sắc mặt, tinh thần, hơi thở cũng như trạng thái tiểu tiện và đại tiện… của bé.
Cha mẹ cho con ăn mặc đồ thoải mái, rộng rãi, chọn quần áo có chất liệu nhẹ nhàng và thấm hút tốt. Đặc biệt, cha mẹ không nên bật quạt máy thổi trực tiếp vào người trẻ dù bé bị sốt than nóng. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống khi trẻ bị sốt vẫn đảm bảo dinh dưỡng và cần thanh đạm hơn; không cho trẻ ăn nhiều dầu mỡ và các thực phẩm khó tiêu hóa.
Phòng ngủ của trẻ cần yên tĩnh. Mỗi ngày, cha mẹ nên mở cửa sổ ít nhất 2 lần để thông khí, mỗi lần chỉ cần 15 phút là được. Mùa lạnh thời tiết hanh khô; cha mẹ có thể mở thêm máy phun sương đặt xa chỗ nằm của trẻ để giúp bé dễ chịu hơn.
Khi trẻ bị sốt, dù bé chỉ bị sốt nhẹ nhưng vẫn chơi bình thường; và tinh thần vẫn tốt; tuy vật, cha mẹ vẫn phải đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Cha mẹ cần tránh để trẻ vui chơi quá mệt; hoặc cho trẻ tập thể dục quá nhiều làm giảm thể lực, gây trở ngại cho cơ thể hồi phục.
Sốt ở trẻ em là một biểu hiện của bệnh, có thể gây hưng phấn thần kinh khiến trẻ khó chịu, khóc quấy nhiều hơn; và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời và đúng cách. Theo nguyên tắc, khi trẻ sốt cao liên tục hơn 38,5ºC; cha mẹ cần cho con uống thuốc hạ sốt.
Tuy nhiên trong thực tế, nếu trẻ có tiền sử sốt co giật hoặc cơ thể yếu ớt, mắc bệnh như tim mạch, viêm phổi, v.v. Cha mẹ có thể cho uống thuốc sớm hơn khi con sốt từ 38 độ C.
Ngoài ra, nếu trẻ sốt kèm theo nhiều triệu chứng khác như khó thở, nôn ói, lờ đờ thì dù mới phát bệnh; cha mẹ vẫn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu; tránh kéo dài thời gian kẻo xảy ra nguy hiểm.
Bé bị sốt cao liên tục nhưng vẫn chơi bình thường còn phải tùy theo độ tuổi và trạng thái sức khỏe; để giúp mẹ quyết định xử lý tại nhà hay không. Nếu rơi vào những trường hợp sau; cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường; mà cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
>> Mẹ xem thêm: 10 cách giảm đau, hạ sốt cho bé sau khi tiêm phòng hiệu quả
Qua bài viết, hy vọng cha mẹ đã hiểu hơn tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Đồng thời, biết cách xử lý trẻ sốt cao, khi nào cho bé uống thuốc và đưa đi thăm khám bác sĩ kịp thời.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. What to do when your child has a fever
https://www.osfhealthcare.org/blog/what-to-do-when-your-child-has-a-fever/
Ngày truy cập: 02.08.2022
2. When Your Child Has a Fever: 5 Myths Debunked
https://health.clevelandclinic.org/your-childs-fevers-5-common-myths-debunked/
Ngày truy cập: 02.08.2022
3. Fevers
https://kidshealth.org/CookChildrens/en/parents/fever.html
Ngày truy cập: 02.08.2022
4. Childhood Fever: When Not to Sweat It
https://www.texashealth.org/Health-and-Wellness/Women-and-Infants/Childhood-Fever-When-Not-to-Sweat-It
Ngày truy cập: 02.08.2022
5. Fever in children
https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Fever_in_children/
Ngày truy cập: 02.08.2022