Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/09/2021

U hạt rốn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và cách điều trị

U hạt rốn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và cách điều trị
U hạt rốn ở trẻ sơ sinh (nụ hạt rốn) tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng cần điều trị đúng cách để tránh nhiễm trùng.
u hạt rốn ở trẻ sơ sinh
Dùng nitrat bạc chấm rốn là một trong những cách điểu trị u hạt rốn ở trẻ sơ sinh.

Thông thường sẽ mất khoảng 5-10 ngày để rốn bé sơ sinh rụng và khô dần. Trong quá trình lành cuống rốn, nhiều vấn đề liên quan có thể xuất hiện. Một trong số đó là tình trạng u hạt rốn ở trẻ sơ sinh khiến nhiều mẹ không khỏi lo lắng.

U hạt rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

U hạt là một khối mô hình thành ở đâu đó trên cơ thể do viêm hoặc nhiễm trùng. Chúng thường liên quan đến một số tình trạng y tế nhất định. Nhưng nếu hình thành ở rốn trẻ sơ sinh, đây là do sự phát triển của mô sẹo trong quá trình làm lành cuống rốn sau khi rụng.

U hạt rốn ở trẻ sơ sinh giống như một cục u nhỏ màu đỏ hoặc hồng, ẩm; nhìn giống như rốn trẻ sơ sinh có chồi hạt hay chồi rốn. Nó có thể được bao bởi một màng dịch màu vàng hoặc trắng.

Theo ước tính, cứ 500 trẻ sơ sinh thì có khoảng 1 trẻ bị u hạt rốn.

Nguyên nhân gây u hạt rốn ở trẻ sơ sinh

Cho đến nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa thể xác định nguyên nhân u hạt rốn ở trẻ sơ sinh. Không ai biết tại sao một số trẻ sơ sinh lại phát triển u hạt rốn và một số trẻ khác thì không. Nguyên nhân di truyền hoặc môi trường không phải là cơ sở dẫn đến sự hình thành u hạt ở rốn trẻ.

Ngoài ra vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh chăm sóc dây rốn chưa đúng cách sau sinh sẽ có nhiều khả năng hình thành u hạt rốn. Tuy nhiên, tình trạng u hạt rốn ở trẻ sơ sinh có thể phổ biến hơn ở những bé chậm rụng dây rốn.

U hạt rốn có gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh?

U hạt ở rốn không gây đau đớn hay nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Lý do các bác sĩ điều trị u hạt rốn trẻ sơ sinh là để ngăn chặn sự phát triển của u hạt dẫn đến các vấn đề không mong muốn ở tương lai cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng rốn.

U hạt rốn ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, điều trị u hạt ở trẻ sơ sinh rất đơn giản. Dưới đây là những cách mà bác sĩ nhi khoa thường áp dụng để loại bỏ u hạt ở rốn của bé.

1. Dùng nitrat bạc chấm rốn

u hạt ở rốn trẻ sơ sinh không có đầu dây thần kinh nên bác sĩ thường áp dụng cách điều trị này mà không gây đau đớn cho bé. Theo đó, bác sĩ sẽ chấm một lượng nhỏ nitrat bạc lên u hạt giúp đốt cháy các mô.

2. Dùng nitơ lỏng trị u hạt rốn ở bé sơ sinh

Nitơ lỏng cũng là một lựa chọn thay thế trong trường hợp không dùng nitrat bạc. Theo đó, bác sĩ sẽ nhỏ một lượng nhỏ nitơ lỏng lên u hạt. Dung dịch này có tác dụng đóng băng và làm biến mất các mô u hạt.

3. Khâu chỉ thắt u hạt rốn

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể loại bỏ u hạt rốn cho trẻ sơ sinh bằng chỉ khâu. Cách này giúp giảm lưu lượng máu đến các mô u. Theo thời gian, các hạt u sẽ khô, teo lại cho đến khi biến mất.

4. Chườm muối làm khô u hạt rốn

Vì u hạt được bao bởi một lớp màng nhầy, dùng muối chườm có thể làm khô và khiến chúng teo đi. Bác sĩ nhi khoa sẽ hướng dẫn mẹ cách chườm muối lên u hạt của bé một cách an toàn.

5. Phẫu thuật cắt bỏ u hạt

Trong một số trường hợp hiếm hoi như u hạt bị nhiễm trùng, bác sĩ buộc phải phẫu thuật để cắt bỏ u hạt cho bé sơ sinh. Đây là phương pháp điều trị nhanh nhất. Phẫu thuật sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng và giúp nhanh chóng phục hồi hơn.

điều trị u hạt rốn ở trẻ sơ sinh

Ngăn ngừa nhiễm trùng u hạt rốn ở trẻ sơ sinh

Vì u hạt là một loại mô sẹo nên chúng rất khó ngăn ngừa. Tuy nhiên, nếu rốn bé sơ sinh hình thành u hạt, mẹ cần giúp bé ngăn ngừa nhiễm trùng. Cách tốt nhất là bảo vệ và giữ cho rốn của bé luôn sạch sẽ.

Mỗi ngày nên nhẹ nhàng làm sạch vùng rốn của bé bằng dung dịch xà phòng ấm hoặc nước để ngăn chặn sự tích tụ vi khuẩn.

Dùng khăn sạch, mềm lau cẩn thận xung quanh vùng rốn của bé, tránh để cuống rốn quá ướt.

Tất nhiên bác sĩ sẽ có những lời khuyên riêng về chăm sóc rốn cho bé sơ sinh. Thực hiện theo hướng dẫn là cách bảo vệ và chăm sóc tốt nhất cho rốn của bé.

Polyp rốn ở trẻ sơ sinh

Cần phân biệt u hạt rốn với polyp rốn ở trẻ sơ sinh.

Polyp rốn ở trẻ sơ sinh là một khối cứng và chắc, sinh thiết chỉ thấy tế bào niêm mạc ruột hoặc niêm mạc đường tiết niệu. Nụ thịt rỉ dịch nâu đỏ hoặc vàng nhạt, có mủ hoặc có mùi.

Do có sự thông thương giữa khối polyp với bàng quang hoặc hồi tràng nên thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy có ít nước tiểu hoặc phân xì ra ngay rốn.

Polyp rốn ở trẻ sơ sinh thường được loại bỏ bằng mổ cắt polyp (tiểu phẫu).

Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?

u hạt rốn ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại

Mặc dù u hạt rốn ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại nhưng nếu u hạt bị nhiễm trùng thì cần được điều trị ngay lập tức. Mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ khi có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt hơn 38,5 độ C.
  • Phát ban quanh rốn.
  • U hạt chảy máu.
  • Bụng rốn chảy ra chất dịch có mùi hôi.
  • Khu vực xung quanh u hạt bị sưng hoặc đỏ.
  • Bé có vẻ bị đau khi mẹ chạm vào rốn của bé.

Ngoài những dấu hiệu trên đây, mẹ cũng nên đưa con đi khám bác sĩ nếu:

  • Cuống rốn không lành lại như bình thường.
  • Rốn không rụng trong tháng đầu sau sinh.

Như vậy, mẹ không phải quá lo lắng nếu bé bị u hạt rốn. Bởi vì u hạt rốn ở trẻ sơ sinh không gây hại và cũng không phải là tình trạng đáng lo ngại. Hầu hết các trường hợp đều được điều trị dễ dàng.

Hương Lê

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Umbilical Cord Care https://www.mottchildren.org/health-library/tp22060spec Ngày truy cập: 31/8/2021. 2. Salt Treatment for Umbilical Granuloma https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7533262/ Ngày truy cập: 31/8/2021. 3. Umbilical cord care: Do's and don'ts for parents https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/umbilical-cord/art-20048250 Ngày truy cập: 31/8/2021. 4. Umbilical Cord Symptoms https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/umbilical-cord-symptoms/ Ngày truy cập: 31/8/2021. 5. Noninvasive Treatments for Umbilical Granulomas https://www.aafp.org/afp/2003/0215/p698.html Ngày truy cập: 31/8/2021.
x