Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/09/2016

9 mẹo vặt sai lầm khiến con bệnh càng thêm bệnh

9 mẹo vặt sai lầm khiến con bệnh càng thêm bệnh
Với những bệnh đơn giản, các mẹo vặt trị tại nhà sẽ có tác dụng nhanh hơn và dễ dàng áp dụng hơn trước khi đưa bé đến bác sĩ. Nhưng liệu tất cả mẹo vặt bạn nghe được có thật sự an toàn cho con? Sau đây là 9 cách chữa trị tại nhà tệ nhất mà bạn nên tránh dùng với các bé!

1. Ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu mũi

Ngửa đầu về phía sau sẽ khiến máu chảy ngược vào họng, điều này rất có hại cho bé. Khi bé bị chảy máu mũi, cần để bé đứng hoặc ngồi với phần đầu nghiêng về phía trước, nắm nhẹ cánh mũi và bảo bé thở bằng miệng khoảng 10 phút, máu mũi sẽ ngưng chảy.

2. Giấm và bệnh thủy đậu

Bạn có thể đã nghe rằng nên dùng giấm nâu pha vào nước tắm sẽ giúp xoa dịu bệnh thuỷ đậu. Nhưng liệu việc dùng chất lỏng có tính axit để trị ngứa ngáy cho làn da nhạy cảm của bé có hợp lý không? Những bà mẹ có kinh nghiệm chắc chắn sẽ hiểu cách trị liệu này làm đau bé hơn là xoa dịu bé.

3. Dầu mù tạt để trị đau tai

Viêm tai sẽ gây ra đau tai, bệnh này rất phổ biến ở trẻ. Sử dụng dầu mù tạt có thể khiến phát sinh ráy tai nhiều hơn và có thể làm tắc lỗ tai của bé.

meo vat chua benh 2
Khi bé bị chảy máu cam, cần bóp nhẹ mũi bé và nghiêng đầu về trước

4. Kem đánh răng trị bỏng

Mẹ và bà ngoại có thể bảo bạn dùng kem đánh răng để trị bỏng. Nhưng sự thật là kem đánh răng rất có hại cho các vết bỏng và vết mẫn đỏ vì nó có thể làm khô vết thương và dẫn tới viêm da. Thay vì dùng kem đánh răng xoa vào vết bỏng cho bé, tốt hơn hết là bạn nên dùng nước mát để hạ nhiệt chỗ bị bỏng.

5. Đâm vết rộp

Đây là một trong những cách trị tại nhà tệ nhất cho bé mà ông bà xưa chỉ dạy. Khi đâm vết rộp, làn da nhạy cảm của bé có thể bị nhiễm trùng. Điều bạn nên làm chỉ là để vết rộp tự khô và vết thương sẽ tự động khỏi trong một vài ngày khi lớp da bên dưới phát triển và cứng cáp.

6. Sữa chua và đường để trị nhiễm nấm

Nếu bạn đã từng nghe sữa chua và đường có thể trị nhiễm nấm, làm ơn đừng thử! Để trị nhiễm nấm, bạn phải dùng sữa chua không đường vì đường có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

7. Giảm đau khi mọc răng

Cho bé uống ít rượu khi đang mọc răng có thể làm tê vết đau, tuy nhiên cách này lại rất nguy hiểm cho sức khoẻ của bé. Khi bé đang mọc răng, tốt hơn hết là bạn nên làm lạnh đồ cắn nướu cho bé trong tủ lạnh khoảng 15-20 phút và cho bé cắn món đồ chơi đó khi nó còn lạnh.

8. Bơ trị bỏng

Không có bằng chứng nào chứng minh bơ giúp trị bỏng. Trong hầu hết trường hợp, cách làm này có thể gây nhiễm trùng.

9. Làm sạch bằng nến xông tai

Đây là một phương pháp làm sạch tai bằng cách sử dụng một cây nến hình nón rỗng được phủ sáp ong. Tuy nhiên, sản phẩm này còn gây nhiều tranh cãi về ư và nhược điểm của nó. Dù sao đi nữa, bạn đừng bao giờ thử cách này cho con vì rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến thính giác của bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x