Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ở độ tuổi tiền dậy thì, nhiều trẻ mải chơi, mất tập trung và hay nhớ nhớ, quên. Đó là lý do nhiều phụ huynh lo lắng. Bạn có thể thử áp dụng một số bài tập tăng cường trí nhớ trong bài viết này cho trẻ.
Nói về cách xử lý thông tin, các các nhà khoa học đã chỉ ra, bộ não xử lý qua ba giai đoạn:
Đối với trẻ ở độ tuổi tiền dậy thì, hoạt động của vỏ bán cầu đại não dễ tiếp nhận những tín hiệu hình ảnh, màu sắc, đồ vật cụ thể nên trí nhớ trực quan – hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ – logic. Đặc biệt ở học sinh lớp 1 và lớp 2 có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì vậy, rèn luyện trí nhớ trong giai đoạn này là cần thiết.
Để tăng cường trí nhớ cho trẻ ở đổ tuổi tiền dậy thì, bạn chỉ nên áp dụng các bài tập đơn giản, từ dễ đến khó đến trẻ hào hứng.
Theo các nhà nghiên cứu, bài tập đơn giản như luyện di chuyển mắt từ trái sang phải và ngược lại là một cách đơn giản để cải thiện trí nhớ. Điều này giúp hai bán cầu não tương tác với nhau đồng thời giúp não có được tinh tường, nhạy bén một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Đây là phương pháp thường được các giáo viên áp dụng khi trẻ mới đi học tiểu học. Về nhà, bạn cũng có thể thực hành cho trẻ. Khi đọc to lượng thông tin quan trọng cần ghi nhớ, bộ nhớ có thể được kích hoạt một cách hữu hiệu.
Tham gia các trò chơi luôn tạo sự hứng khởi cho trẻ. Một số trò đòi hỏi sự vận động trí não như cờ vua, giải ô chữ, ghép hình… sẽ tập cho trẻ sự chú ý, tập trung, suy nghĩ, hỗ trợ khả năng ghi nhớ, cải thiện các kỹ năng cũng như cung cấp một số kiến thức cho chúng.
Nghe tưởng chừng khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi trẻ có sự tập trung cao độ cũng như biết cách sắp xếp. Tăng độ khó vằng cách đố trẻ đọc tên 12 tháng trong năm bằng tiếng Anh theo thứ tự bảng chữ cái.
Thói quen so sánh các đồ vật hoặc thông tin bài học sẽ giúp trẻ cải thiện trí nhớ nhanh hơn. Bài tập tăng cường trí nhớ này có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Dạy trẻ cách so sánh cái cũ và cái mới, tìm điểm chung và điểm khác biệt, tìm logic trong sự so sánh…
Thỉnh thoảng, hãy cùng trẻ chơi trò này tại nhà. Thay vì làm các bài tập tính toán đau đầu, thử thư giãn trong 2 phút để tìm ra 5 vật màu đỏ và 5 vật màu xanh xung quanh. Đặt thêm điều kiện tìm kiếm để tăng tính hấp dẫn cho những lần chơi tiếp theo.
Với các bài tập ở nhà của trẻ, bạn nên xem qua, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi cũng như chỉ cho trẻ ý nghĩa của bài học tự nhiên – xã hội. Nghiên cứu của các nhà tâm lý học lứa tuổi cho thấy rằng, sự học thuộc lòng máy móc ở trẻ em không hiệu quả bằng việc sự học thuộc lòng hiểu ý nghĩa.
Ghi nhớ ý nghĩa từ dễ đến khó sẽ giúp não bộ tư duy tốt hơn. Để tạo thói quan này, bạn cũng cần có sự hỗ trợ của giáo viên.
Để các bài tập tăng cường trí nhớ hiệu quả, bạn cũng cần lưu ý: Không nên cho trẻ xem phim quá khuya, nhìn vào màn hình máy tính nhiều giờ sẽ là mỏi mắt và hệ thần kinh, khi thực hiện các bài tập rèn luyện với não sẽ không đạt hiệu quả cao. Nhắc trẻ ngủ đủ giấc vì thiếu ngủ có thể làm cho khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bị giảm sút.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.