Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/01/2017

Bé bị chuột rút: Mẹ đã biết cách xử lý

Bé bị chuột rút: Mẹ đã biết cách xử lý
Các bé bị chuột rút thường cảm thấy đau nhiều hơn người trưởng thành. Chuột rút thường xuất hiện đột ngột, không báo trước và gây đau thắt ở các cơ bắp. Hiện tượng này không gây nguy hiểm nhưng để tránh bé bị khó chịu kéo dài, mời mẹ tham khảo những thông tin sau.

Chuột rút là “nỗi đau bàng hoàng” mà các cơ của bé phải trải qua sau những ngày vận động mạnh. Đặc biệt khi vận động dưới thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh thì tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên hơn.

Bé bị chuột rút
Chuột rút thường xảy ra ở các cơ bắp chân và bàn chân

Biểu hiện của các chuột rút là: đau nhói ở cơ, co thắt hoặc cứng cơ đột ngột; một khối cơ cứng nhô lên có thể nhìn thấy được bên dưới da. Có thể xảy ra ở tất cả các cơ nhưng thường xuyên nhất là bắp chân hoặc ngón chân.

Các cơn chuột rút kéo dài trong vòng vài giây cho đến vài phút. Và sau khi nó qua đi thì có thể khiến bé bị đau cơ trong nhiều tiếng đồng hồ.

Nguyên nhân bé bị chuột rút

Những nguyên nhân nhân chính khiến bé bị chuột rút là:

  • Hoạt động mạnh như chạy nhảy, chơi thể thao,… nhưng không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nếu vận động nhiều ngoài trời, bé cần bổ sung nước mỗi 15 phút.
  • Cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, gây mất muối natri clorua dẫn đến rút cơ.
  • Cơ bắp phải hoạt động nhiều, gây ứ đọng axit lactic trong cơ.
  • Không đủ máu lưu thông đến các cơ do ngồi lâu một tư thế
  • Biểu hiện của việc các dây thần kinh bị chèn ép hoặc sự thiếu hụt một số khoáng chất.
  • Triệu chứng của rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Nếu bé bị chuột rút thường xuyên và kéo dài mà không phải do vận động mạnh thì rất có thể là triệu chứng bệnh. Cần gặp bác sĩ để có được chuẩn đoán tốt nhất.

Cách xử trí khi bé bị chuột rút

Đầu tiên mẹ hãy lập tức yêu cầu bé thả lỏng cơ thể và dừng vận động ngay. Việc thả lỏng cơ thể sẽ giúp các bắp cơ được thư giãn. Sau đó mẹ nhẹ nhàng xoa bóp phần cơ đang bị rút. Nếu phần cơ bị rút nằm ở chân thì mẹ nên kéo thẳng chân bé, một tay nâng cao gót chân, đồng thời tay còn lại ấn đầu gối xuống. Còn nếu con bị rút cơ ở xương sườn, mẹ hãy hướng dẫn co hít thở sâu để thư giãn cơ hoành. Sau đó mẹ giúp con xoa bóp nhẹ các bắp cơ xung quanh lồng ngực.

Sau khi cơn rút cơ qua đi, mẹ nên bổ sung nước cho con bằng nước trà nóng, nước oresol, nước cam hoặc nước chanh… Bên cạnh đó việc cho bé tắm nước nóng cũng sẽ giúp thư giãn các cơ bắp.

Phòng ngừa chuột rút có khó không?

Bình thường chuột rút không kéo dài và gây nguy hiểm. Nhưng nếu bé bị chuột rút khi đang bơi, chạy xe đạp thì rất dễ xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Bởi vậy để ngăn cản tối đa những cơn chuột rút bất ngờ tấn công con, mẹ hãy ghi nhớ những điều như sau:

  • Đảm bảo bé luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể khi vận động. Cứ sau mỗi 15 phút thì bổ sung nước một lần.
  • Không nên để bé vận động thái quá, khiến cơ thể mệt mỏi và các cơ thì hoạt động “quá tải”. Bé cũng cần hạn chế vận động ngoài trời khi thời tiết tiêu cực như quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Dạy con cách khởi động trước khi vận động và cả giãn cơ sau đó. Mỗi tối trước khi đi ngủ bé cũng nên giãn cơ lần nữa. Đơn giản nhất là mẹ hãy cho bé ngồi trên sàn, dùng tay kéo dãn chân vài lần.

    Bé bị chuột rút
    Giãn cơ sẽ trở thành thói quen mỗi tối trước khi đi ngủ của con
  • Về chế độ dinh dưỡng, bé nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả có nhiều khoáng chất tốt cho cơ. Điển hình là chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bắp cải, cam, cà chua, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê.

Với những thông tin trên, hy vọng mẹ sẽ ngăn chặn tối đa những cơn chuột rút đến đột ngột với bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x