Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật Tuần trước

Các nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục

Các nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục
Bé trai bị sưng bộ phận sinh dục là một tình trạng khá phổ biến và khiến nhiều mẹ rất lo lắng vì sợ để lại hậu quả ảnh hưởng đến việc sinh đẻ của con về sau.

Để giảm phần nào lo lắng cho cha mẹ khi đối diện với tình trạng bé trai bị sưng bộ phận sinh dục, Marrybaby sẽ gửi đến cha mẹ những thông tin mà cha mẹ cần biết về tình trạng này.

1. Tình trạng bé trai bị sưng bộ phận sinh dục là gì?

Bộ phận sinh dục được đề cập ở đây chính là bìu – túi chứa 2 tinh hoàn. Và tình trạng bé trai bị sưng bìu (sưng bộ phận sinh dục) thường được chia thành 2 trường hợp là: sưng bìu không đau và sưng bìu đau.

Phần nội dung bên dưới sẽ chia thành hai cụm nội dung giải thích cho 2 nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục. Mời cha mẹ đọc tiếp để tìm hiểu.

2. Nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục (sưng bìu) không đau

Tình trạng bé trai bị sưng bộ phận sinh dục có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn tiến từ từ theo thời gian. Nguyên nhân có thể bao gồm thoát vị hoặc tràn dịch tinh mạc (hydrocele), hay giãn tĩnh mạch thừng tinh (varicocele).

2.1 Thoát vị hoặc tràn dịch tinh mạc (hydrocele)

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho bộ phận sinh dục hoặc bìu của bé bị sưng. Lý do là bởi các lỗ mở bất thường để lại sau khi tinh hoàn di chuyển vào bìu trong quá trình tăng trưởng trong bụng mẹ.

Quá trình này gây ra vấn hai đề sau:

  • Thoát vị là một khối phồng của ruột thông qua các lỗ mở đó.
  • Tràn dịch tinh mạc là sự tích tụ chất lỏng trong bìu.
Tình trạng bé trai bị sưng bộ phận sinh dục do thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là tinh trạng xảy ra phổ biến ở trẻ sinh non tháng.

2.2 Giãn tĩnh mạch thừng tinh (varicocele)

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể không gây đau, nhưng sẽ gây suy giảm chức năng của tinh hoàn, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến vô sinh.

Nguyên nhân ít phổ biến hơn là phù bìu vô căn và khối u tinh hoàn. Vô căn có nghĩa là nó có một nguyên nhân chưa biết. Tình trạng này rất hiếm ở bé trai dưới 15 tuổi. Khoảng 10-15% chàng trai trẻ có vấn đề này. Nó xảy ra phổ biến hơn ở bìu bên trái.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Vì sao bé trai thích nghịch bộ phận sinh dục?

3. Nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục (sưng bìu) đau

Nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục (sưng bìu) đau

Tình trạng sưng bìu gây đau cũng có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn tiến từ từ theo thời gian. Tình trạng này không phổ biến nhưng nếu xảy ra thì thường nghiêm trọng, đặc biệt là nếu xảy ra đột ngột.

Các nguyên nhân có thể bao gồm:

3.1 Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và bị tổn thương, hoại tử.

Một sợi dây xoắn có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu. Vấn đề này có thể cần phẫu thuật trong vòng 6 giờ để cứu tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn xảy ra ở khoảng 1 trong số 4.000 bé trai. Nó phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và bé trai trong độ tuổi 12 đến 18. Nó có thể xảy ra do tác động mạnh vào háng khi chơi hoặc trong khi chơi thể thao.

3.2 Xoắn ruột thừa tinh hoàn

Đây là khi một túi nhỏ trên đỉnh tinh hoàn đột nhiên xoắn lại. Nó làm đau ở đầu tinh hoàn và bìu. Tình trạng này phổ biến ở trẻ trai từ 8 đến 12 tuổi. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Xoắn ruột thừa tinh hoàn sẽ khiến bé trai bị đau
Xoắn ruột thừa tinh hoàn sẽ khiến bé trai bị đau

3.3 Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn gần tinh hoàn lưu trữ tinh trùng. Nó thường gây ra bởi vi khuẩn. Các triệu chứng bao gồm cảm giác nặng nề, đau và sưng ở bìu. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và lậu có thể gây viêm mào tinh hoàn.

Ở những cậu bé, tình trạng này xảy ra do có vấn đề trong đường tiết niệu hay bị quai bị. Ở những chàng trai, tình trạng này xảy ra từ việc quan hệ tình dục không an toàn.

>> Nên đọc: Quan hệ an toàn là gì? Cha mẹ nên biết để dạy lại các con

3.4 Kẹt khóa kéo

Nếu một phần của bìu, bao quy đầu hoặc dương vật bị kẹt trong dây kéo, nó sẽ ngay lập tức gây đau dữ dội. Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ cũng biết độ tuổi bé trai nên mặc quần sịp, để sớm chuẩn bị cho con.

3.5 Ban xuất huyết Henoch-Schönlein

Tình trạng này có thể làm sưng và đau bộ phận sinh dục. Nó gây ra phát ban, đau khớp, đau dạ dày và máu trong nước tiểu.

3.6 Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của sưng đau bìu bao gồm các chấn thương, phản ứng dị ứng và côn trùng cắn.

>> Cha mẹ nên đọc: Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

4. Cần làm gì khi bé trai bị sưng đỏ bộ phận sinh dục?

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân, triệu chứng, độ tuổi, sức khỏe cũng như là mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Tuy nhiên, ngay lúc này điều cha mẹ cần làm là:

  • Đưa con đi khám: Đối với các tình trạng liên quan đến bộ phận sinh dục của con; cha mẹ nên ưu tiên đưa con đi khám trước khi tình trạng trở nặng.
  • Phẫu thuật: Nếu bé trai bị xoắn tinh hoàn, bé sẽ có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật khẩn cấp để cấp cứu tinh hoàn. Bên cạnh đó, phẫu thuật còn áp dụng cho tình trạng bé bị thoát vị bẹn hoặc chấn thương nặng ở vùng kín.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Nếu bác sĩ nhận thấy tình trạng bé bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng; bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho con để uống trong giai đoạn này và tiếp tục theo dõi tình trạng.
  • Chỉ cần theo dõi thêm thời gian: Những trường hợp như trẻ bị chấn thương nhẹ, quai bị, thoát vị nhỏ, tràn dịch tinh mạc, sưng nhẹ vô căn, gia đình cần theo dõi thêm và không cần đi khám.
Bộ phận sinh dục của bé trai bị sưng đỏ phải làm sao?
Khi nhận thấy bộ phận sinh dục của con (bé trai) bị sưng, bị dỏ hoặc bị đau, tốt hơn hết là cha mẹ nên đưa con đi khám hoặc đưa ngay đến các bệnh viện để được can thiệp điều trị.

Kết luận

Nội dung trên là những gì mẹ cần biết về tình trạng bé trai bị sưng bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín thì hãy nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Scrotal Swelling
https://www.stlouischildrens.org/conditions-treatments/scrotal-swelling
Ngày truy cập: 25.10.2024

2. Scrotal Swelling in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=scrotal-swelling-in-children-160-59
Ngày truy cập: 25.10.2024

3. Scrotal Swelling in Children
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contentTypeid=160&contentid=59
Ngày truy cập: 25.10.2024

4. Reasons to keep your son whole
https://www.doctorsopposingcircumcision.org/for-parents/reasons-to-keep-your-son-whole/
Ngày truy cập: 25.10.2024

5. Newborn Skin 101
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/newborn-skin-101
Ngày truy cập: 25.10.2024

x