Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 31/08/2023

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?
Tay chân miệng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ vì bệnh này dễ lây lan thông qua việc tiếp xúc với nước bọt, chất thải; chạm tay vào người bệnh,... Nếu cha mẹ không vệ sinh kỹ tay cho bé, đặc biệt khi bé ở các nơi công cộng như trường học, khu vui chơi thì tỷ lệ mắc bệnh lại càng cao hơn.

Nếu phát hiện bé nhà mình có các dấu hiệu mắc tay chân miệng thì cha mẹ cũng đừng lo lắng. Sau vài tuần bệnh của bé sẽ tự khỏi. Cha mẹ chỉ cần quan tâm đến việc nên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào, bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì, ăn gì để bé mau khỏi không.

Nếu muốn biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì, trước tiên cha mẹ cần biết bệnh tay chân miệng là như thế nào đã.

1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em (HFMD) là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây ra. Trong đó virus Coxsackievirus A16 chiếm tỷ lệ cao nhất và gây ra bệnh nhẹ. Còn lại một phần nhỏ, trong đó có virus Enterovirus 71 gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người bình thường với người bị nhiễm bệnh qua:

  • Dịch tiết ra ở mũi hoặc dịch tiết họng khi trò chuyện.
  • Nước bọt, dịch tiết nước bọt.
  • Chất lỏng từ mụn nước khi vỡ ra.
  • Ô nhiễm không khí.

2. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ bị tay chân miệng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Vào 3-6 ngày đầu trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt, viêm họng, cảm thấy mệt mỏi, lừ đừ. Trẻ sơ sinh có thể quấy khóc thường xuyên.
  • 1-2 ngày sau khi bắt đầu sốt, các vết loét có thể phát triển ở phía trước miệng hoặc cổ họng của trẻ. Phát ban trên bàn tay và bàn chân và đôi khi ở mông cũng có thể xuất hiện.

Dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng; cha mẹ cũng đã phần nào biết được bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì rồi phải không nào. Còn nếu chưa, cha mẹ hãy đọc tiếp phần tiếp theo.

2. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì

2.1 Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng đến nơi đông người

Như đã nói ở trên, bệnh tay chân miệng vô cùng dễ lây lan. Chỉ cần trẻ bị chân tay miệng ho, hắt hơi khiến trẻ khác hít phải nước bọt thì dễ để lây truyền bệnh. Vì vậy, trẻ em bị tay chân miệng cần kiêng gì thì câu trả lời là kiêng đến nơi đông người, tốt nhất là cho bé ở nhà.

Bên cạnh hạn chế khả năng lây bệnh cho người khác, cho bé ở nhà cũng giúp cha mẹ dễ chăm sóc hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé bị viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm như thế nào, mẹ cần làm gì?

2.2 Trẻ nên kiêng gãi hoặc chạm vào vết ban

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Bên trong các vết ban, vết phồng rộp của trẻ bị tay chân miệng chứa nhiều vi khuẩn và virus. Nếu không may trẻ làm vỡ các vết ban ấy ra sẽ vô tình gây nhiễm trùng da, khiến vết loét trở nặng hơn.

Thêm vào đó nếu cha mẹ lỡ chạm vào vết thương bị vỡ cũng có thể bị lây bệnh. Vì vậy, hãy luôn cắt móng cho bé và vệ sinh các vết ban thật cẩn thận.

2.3 Không sử dụng thìa, nĩa sắc nhọn

Lý do ở trẻ em, bệnh chân tay miệng cần kiêng sử dụng thìa, nĩa sắc nhọn là gì? Các vết loét, ban đỏ thường xuất hiện xung quanh miệng và trong khoang miệng của trẻ mắc tay chân miệng. Nếu để các vật sắc nhọn như nĩa, thìa đâm phải có thể khiến trẻ đau đớn khi ăn và còn có thể làm vỡ vết loét.

Kiêng dùng dao nĩa sắc nhọn

2.4 Không cho trẻ uống aspirin

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Vì sao không nên cho trẻ uống aspirin? Aspirin được biết đến là thuốc dùng để hạ sốt. Thế nhưng nếu trẻ nhỏ uống phải Aspirin thì dễ mắc hội chứng Reye, ảnh hưởng đến thần kinh, tim, gan,…

Khi trẻ bị tay chân miệng có triệu chứng sốt, hãy cho trẻ uống paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt.

2.5 Tuyệt đối không dùng muối để rửa vết thương trẻ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Nhiều cha mẹ sử dụng muối để tắm cho bé bị tay chân miệng với quan niệm rằng muối sẽ giúp diệt vi khuẩn. Nhiều cha mẹ còn sử dụng đến chanh để tắm cho bé. Đây đều là những cách sai và chưa được khoa học chứng minh. Axit từ chanh còn có thể khiến bé bị bỏng da.

2.6 Không nên kiêng tắm, gió và nước cho trẻ bị tay chân miệng

Lý do bệnh chân tay miệng ở trẻ em không cần kiêng tắm, kiêng gió và nước là gì? Trẻ bị tay chân miệng cần được vệ sinh vùng da sạch sẽ để loại bỏ bớt vi khuẩn trên da bé. Đó là lý do vì sao không nên kiêng nước và tắm cho bé bị tay chân miệng.

Các nốt ban cần được thoáng khí để mau lành hơn và không để lại sẹo trên da bé. Đây là lý do vì sao không nên cho bé bị bệnh kiêng gió.

3. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì?

Ngoài việc kiêng làm gì thì bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì cũng được nhiều cha mẹ quan tâm.

3.1 Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng thực phẩm giàu axit

Thực phẩm giàu axit

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Các thực phẩm giàu vị chua như cam, chanh, quýt hoặc soda, nước có gas thường chứa nhiều axit. Miệng của trẻ bị tay chân miệng bị lở loét. Nếu ăn các thực phẩm này có thể khiến vết loét bị ăn mòn, khiến trẻ đau đớn dẫn đến biếng ăn.

Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam? Câu trả lời là KHÔNG. Vì trong cam có axit là vết loét của trẻ bị ăn mòn, khiến bé đau đớn.

3.2 Thực phẩm giàu arginine

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Arginine là một amino axit giúp cơ thể tổng hợp protein. Nó đồng thời cũng giúp virus sinh sôi nhiều hơn. Thực phẩm giàu arginine mà trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gồm thịt đỏ, thịt gia cầm; đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt; và sản phẩm từ sữa.

3.3 Trẻ cần kiêng thức ăn cứng, cay nóng và quá mặn

Thức ăn cứng sẽ khiến trẻ bị lở miệng khó nhai. Thay vào đó hãy cho bé ăn các thức ăn lỏng như súp, cháo.

Thực phẩm cay nóng và chứa nhiều muối sẽ làm loét và vết ban trầm trọng, rát hơn. Vậy, bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Đó là kiêng thức ăn cứng, cay nóng và quá mặn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, nguyên nhân và cách điều trị

3.4 Thực phẩm giàu chất béo

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm giàu chất béo như dầu, mỡ, bơ tinh luyện sẽ khiến da của bé tiết dầu nhiều hơn, vô tình làm cho tình trạng các nốt ban sẽ trở nên trầm trọng hơn.

4. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Cách chăm sóc bé bị tay chân miệng

Bên cạnh quan tâm bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì, việc chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn gì cũng không kém phần quan trọng:

  • Đối với trẻ bị tay chân miệng, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất đạm, chất béo không bão hòa, tinh bột và chất xơ.
  • Đồng thời nên cho trẻ bị tay chân miệng ăn rau củ có màu vàng, đỏ như đu đủ, dưa hấu, cà rốt, cà chua… và các loại rau xanh sẫm như cải bó xôi, súp lơ… để tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
  • Trẻ bị lở miệng và phát ban nên ăn các thực phẩm lạnh như kem, đá tuyết,… để giúp giảm đau.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để không bị mất nước.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì, nên ăn gì. Hy vọng bé sẽ mau khỏi bệnh và có sức đề kháng thật tốt để chống chọi với tất cả các loại bệnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Hand, Foot, and Mouth Disease (HFMD)
https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/transmission.html
Ngày truy cập: 31/08/2023

2. Hand-foot-and-mouth disease
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035
Ngày truy cập: 31/08/2023

3. Hand, Foot and Mouth Disease
https://www.qvhd.org/hand-foot-and-mouth-disease
Ngày truy cập: 31/08/2023

4. Hand, foot and mouth disease
https://www.nhs.uk/conditions/hand-foot-mouth-disease/
Ngày truy cập: 31/08/2023

5. Hand-Foot-Mouth Disease
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/hand-foot-mouth-disease
Ngày truy cập: 31/08/2023

x