Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/05/2018

Bệnh lõm ngực ở trẻ em, phát hiện muộn ẩn chứa nhiều nguy hiểm

Bệnh lõm ngực ở trẻ em, phát hiện muộn ẩn chứa nhiều nguy hiểm
Bệnh lõm ngực hay còn gọi là bệnh lõm xương xương ức ở trẻ em không quá phổ biến nhưng cũng không phải bệnh hiếm gặp. Tỷ lệ biến chứng khi trưởng thành do không được điều trị sớm ngày càng gia tăng.

Bệnh lõm xương ức ở trẻ em là một dạng dị tật bẩm sinh. Có thể thời điểm ngay sau khi sinh còn rất nhỏ mẹ chưa thể phát hiện nhưng càng trưởng thành sẽ càng thấy rõ ngực của càng lõm xuống. Bệnh không chỉ gây biến dạng về mặt thẩm mỹ mà còn gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển.

Những nghiên cứu gần đây tại Mỹ và châu Âu cho thấy cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì có một trường hợp bị bệnh này, trong đó tỷ lệ nam/nữ là 3:1. Vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân nhưng tính riêng các trường hợp di truyền chiếm khoảng 35-45%.

Bệnh lõm ngực bẩm sinh

Một điều chắc chắc rằng bệnh lõm ngực có thể sẽ làm tim trẻ sơ sinh không nằm đúng vị trí, lệch trái, lệch phải hoặc có khi bị ép ở chính giữa, gây thiếu hụt khối lượng máu tuần hoàn và hoạt động phát nhịp tim có thể bị nhanh lên hoặc chậm đi bất thường.

Đồng thời, dị tật này cũng khiến diện tích lồng ngực bị giảm rất nhiều. Phổi không thể giãn ra và chức năng hô hấp của bé không đảm bảo.

Có những em bé ngay lúc mới sinh đã phát hiện ngực bị lõm, nhưng cũng có khi đến 3 – 4 tuổi, thậm chí 13 tuổi mới nhận ra.

bệnh lõm ngực
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để phát hiện bệnh

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Không xác định rõ nguyên nhân cụ thể nhưng cũng có nghi ngờ nhất định về “vật thể” gây bệnh lõm ngực:

  • Di truyền: Yếu tố di truyền chắc chắn là một yếu tố nguy cơ lớn, chiếm tới 25% tỷ lệ bệnh nhi bị lõm ngực có người thân cũng bị lõm ngực. Tần suất của bất thường này ở khoảng 1 trong số 400-1.000 trẻ em và thường có tỷ lệ cao hơn từ 3 đến 5 lần ở nam giới so với phụ nữ.
  • Hội chứng Marfan: Đây được xác định là một dị dạng độc lập không liên quan bệnh lý hoặc có thể đi chung với các bất thường khác như gù, vẹo, và rối loạn mô liên kết trong hội chứng Marfan. Nếu không được điều trị sớm biến dạng sẽ trở nên trầm trọng hơn khi trẻ lớn.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp nặng: Theo một báo cáo mới gần đây một số trường hợp trẻ cũng xuất hiện tình trạng lõm ngực sau một đợt bệnh viêm nhiễm nặng đường hô hấp dưới.

Dấu hiệu nhận biết

Các trường hợp lõm ngực thường có thể nhận biết được bằng mắt thường khi:

  • Đường rãnh sâu trước ngực của con mình khi còn bé
  • Khi trẻ quấy khóc hoặc hít sâu, rãnh này trở nên rõ hơn.

Thông thường, đường rãnh này trở nên sâu hơn, dễ nhận thấy hơn khi con bạn lớn lên, đặc biệt trong thời kỳ đang lớn. Một số trường hợp hiếm, nó tự có thể biến mất và không bao giờ trở thành một vấn đề.

Có nên phẫu thuật lõm ngực cho trẻ sơ sinh không?

Nếu bạn phát hiện con mình bị lõm ngực ngay từ lúc mới sinh ra, cha mẹ cũng không nên vội nghĩ đến các phương pháp can thiệp y khoa sớm khả năng đề kháng của trẻ sơ sinh và phục hồi sau phẫu thật còn kém. Ngoài ra, xương trẻ sơ sinh và nhũ nhi quá mềm, nếu can thiệp sớm sẽ dễ dẫn đến mất đối xứng khi trưởng thành.

Dù có can thiệp sớm cũng phải đợi qua tuổi mầm non. Vì trẻ 3-4 tuổi thường sẽ không can thiệp phẫu thuật bệnh không quá nặng.

Tốt nhất nên thực hiện phẫu thuật khi trẻ 7 – 12 tuổi. Những trẻ bị lõm ngực thường được phẫu thuật đặt thanh nâng ngực để nắn xương phát triển theo hướng mới.

Khi xương phát triển cứng, chắc thì trở lại bệnh viện để mổ lấy thanh nâng ngực ra. Khoảng thời gian chờ thường kéo dài khoảng từ 2 đến 3 năm tùy tình trạng phát triển của xương.

Trong thời gian chờ đến tuổi phù hợp, bạn có thể đưa trẻ đến các trung tâm vật lý trị liệu để tập thở, các bài tập tăng sức cơ vùng ngực. Hoặc phụ huynh cho trẻ tập thể dục những động tác tăng hô hấp, nhất là đi bơi.

Nếu bỏ qua những dấu hiệu đây là hệ lụy

Cũng như các bệnh thường gặp khác ở trẻ sơ sinh, nếu phát hiện bệnh lõm ngực muộn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của trẻ khi trưởng thành:

  • Phần xương ức không ở vị trí bình thường mà nằm phía dưới mũi ức bị lõm vào. Trẻ có thể bị lõm về bên phải hoặc bên trái.
  • Tùy theo mức độ bệnh mà có thể gây đau cho trẻ do biến dạng xương, căng cơ hoặc chèn ép tim.
  • Trẻ vẫn cảm thấy tự ti hơn về hình thức bất thường của mình, vì điều này mà có thể chậm phát triển so với bạn bè.

Bệnh lõm ngực ở trẻ sơ sinh có thể phát hiện và điều trị sớm nếu cha mẹ lưu tâm đến biểu hiện bất thường của bé hàng ngày. Đừng chủ quan nếu không muốn con bạn tự ti khi trưởng thành.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x