Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bệnh quai bị được hình thành do các tuyến nước bọt bị nhiễm trùng. Do đó, nếu không may trẻ bị mắc bệnh này, mẹ nên quan tâm đến vấn đề trẻ bị bệnh quai bị kiêng gì?
Trước khi tìm hiểu trẻ bị quai bị kiêng gì, mẹ cần biết bệnh quai bị là như thế nào.
Quai bị (Mumps) là một bệnh do virus Paramyxo. Chúng lây nhiễm vào cặp tuyến nước bọt ở phía trước tai, được gọi là các tuyến mang tai. Quai bị thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em thường xuất hiện từ 2-3 tuần, gồm có:
>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ em bị nổi hạch ở cổ có sao không? Cách nhận biết hạch lành tính
Vậy trong thời gian mắc bệnh, trẻ bị quai bị cần kiêng gì?
Có khá nhiều vấn đề mẹ phải kiêng cữ cho con khi mắc bệnh quai bị để giúp trẻ mau hồi phục:
Không nên cho trẻ bị quai bị gặp gió, hoặc tiếp xúc quá nhiều với nước lạnh. Thay vào đó, các bậc cha mẹ hãy giữ trẻ trong nhà hoàn toàn trong khoảng 10 ngày, đến khi những vùng quai bị sưng tấy giảm hẳn.
Cóc, xoài, me, dưa chua… là những loại thực phẩm giàu axit, có tác dụng làm tăng hoạt động tiết nước bọt, khiến tình trạng viêm tuyến nước bọt trở nặng. Từ đó, vết sưng quai bị sẽ càng sưng to hơn, trẻ bệnh càng đau đớn, khó chịu hơn.
Một trong những điều các mẹ hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ bị quai bị là nên cho trẻ nghỉ ngơi và hạn chế vận động tối đa. Đặc biệt là những bé trai có tình trạng sưng đau ở tinh hoàn.
Những phương pháp trị bệnh dân gian, truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng có thể mang đến nhiều hậu quả khôn lường lên sức khỏe của trẻ, làm tình trạng sưng viêm tăng nặng, thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng cho trẻ nếu cha mẹ không lưu ý kỹ.
Lời khuyên tốt nhất dành cho các bậc cha mẹ vẫn là phải đưa con trẻ đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời chẩn đoán, phát hiện và có được phương pháp điều trị đúng đắn nhất.
Giữ gìn vệ sinh thân thể là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình điều trị quai bị. Vì vậy, các chuyên gia y tế vẫn khuyên các mẹ nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ, dù đang mắc bệnh quai bị.
Tuy nhiên, các mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, ở nơi kín gió và tắm nhanh, tránh để trẻ ở trong nước quá lâu. Nếu trẻ quá mệt, mẹ nên lau người bằng nước ấm để đảm bảo vệ sinh cơ thể cho trẻ.
Lời khuyên dành cho trẻ mắc bệnh quai bị là kiêng nước lạnh, kiêng gió. Tuy nhiên, các mẹ nên hiểu một cách khoa học rằng việc riêng gió là để tránh sự lây nhiễm của bệnh ra cộng đồng bởi quai bị có thể lây truyền qua nước bọt khi trẻ nói chuyện ho, hắt hơi…
Do đó, khi trẻ bị quai bị, mẹ vẫn có thể cho trẻ nằm quạt bình thường. Tuy nhiên, không nên để quạt thổi thẳng vào người trẻ và nên giữ tốc độ quạt ở mức vừa phải.
>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc cần nhớ khi cho bé nằm máy quạt
Vấn đề dinh dưỡng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ khi đặt ra câu hỏi trẻ bị bệnh quai bị kiêng gì. Câu trả lời là mẹ nên cho bé kiêng thịt gà trong thời gian mắc bệnh.
Trong một số trường hợp, sau khi ăn thịt gà, người bệnh sẽ có cảm giác đầy bụng và khá khó tiêu. Điều này không hề tốt đối với bệnh nhân bởi vì họ đang rất mệt, sau khi bị đầy hơi, khó tiêu thì cơ thể lại càng mỏi mệt, uể oải hơn nhiều.
Nếu đang mắc bệnh quai bị, tốt nhất không nên cho trẻ ăn các món ăn làm từ đồ nếp ví dụ như: xôi, bánh chưng, bánh trôi,… Các món ăn này có thể khiến chỗ sưng viêm sẽ sưng to hơn và trẻ phải tốn rất nhiều thời gian để điều trị khỏi bệnh.
Khi đặt ra câu hỏi trẻ bị bệnh quai bị kiêng gì thì các mẹ cũng không khỏi băn khoăn về thời gian kiêng cữ cho trẻ. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, các mẹ nên kiêng các vấn đề kể trên cho trẻ bị quai bị ít nhất 10 ngày và tốt nhất là khoảng 20 ngày kể từ khi phát hiện dấu hiệu trẻ mắc bệnh.
Mục tiêu của việc chăm sóc trẻ là giúp giảm bớt các triệu chứng. Mẹ có thể cho trẻ:
>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị quai bị uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
Xoay quanh vấn đề trẻ bị bệnh quai bị kiêng gì là rất nhiều điều mẹ cần quan tâm để có thể chăm sóc chu đáo và đúng cách, đảm bảo sức khỏe trẻ thật tốt trong suốt quá trình chống lại bệnh quai bị. Đừng bao giờ quên những nguyên tắc vàng trên đây để có cách chăm sóc bé tốt hơn mẹ nha!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Mumps in Children
https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/m/mumps-in-children.html
Ngày truy cập: 13/09/2022
2. Mumps in Children
https://www.childrenshospital.org/conditions/mumps
Ngày truy cập: 13/09/2022
3. Mumps in Children
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=90&contentid=P02531
Ngày truy cập: 13/09/2022
4. Mumps
https://kidshealth.org/en/parents/mumps.html
Ngày truy cập: 13/09/2022
5. Mumps in babies and children
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/mumps-in-babies-and-children
Ngày truy cập: 13/09/2022