Bé bị quai bị rồi có bị lại không?
- Mỗi người chỉ mắc quai bị 1 lần trong đời. Sau khi bé bị nhiễm quai bị, cơ thể sẽ tồn tại các kháng thể trung hòa có tác dụng bảo vệ; mang đến khả năng miễn dịch suốt đời.
- Tuy nhiên, người đã từng bị quai bị cũng không nên thoải mái tiếp xúc với người bệnh. Mỗi người cần có những biện pháp phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình.
5. Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em là cha mẹ nên cho bé tiêm vắc-xin phòng bệnh. Hầu hết mọi người đều có thể phòng được bệnh nếu tiêm dưới dạng kết hợp sởi – quai bị – rubella (MMR II).
Trẻ nên tiêm vacxin lúc 12–15 tháng tuổi và tiêm mũi 2 khi trẻ được 4–6 tuổi. Liều vắc-xin thứ ba không được khuyến cáo thường xuyên. Nhưng bác sĩ có thể đề nghị liều thứ ba nếu trẻ đang ở trong khu vực bùng phát dịch bệnh.
Ngoài ra, cha mẹ nên vệ sinh tay chân, cơ thể bé sạch sẽ. Hạn chế cho bé tiếp xúc với người đang bệnh. Dọn dẹp sạch sẽ môi tường xung quanh để giảm tỷ lệ mắc bệnh quai quai bị ở trẻ em.
Bệnh quai bị ở trẻ em thường hay xảy ra biến chứng nguy hiểm; ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản trong tương lai. Vậy nên, cha mẹ nếu thấy các bé có dấu hiệu mắc bệnh quai bị; chớ chủ quan mà hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay. Bé được điều trị từ sớm có thể tránh được những biến chứng như viêm tuyến nước bọt, viêm tinh hoàn; hoặc viêm buồng trứng đấy.