Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/02/2021

Bệnh thấp tim ở trẻ em nguy hiểm như thế nào mẹ đã biết chưa?

Bệnh thấp tim ở trẻ em nguy hiểm như thế nào mẹ đã biết chưa?
Bệnh thấp tim ở trẻ em nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như suy tim, tổn thương tim vĩnh viễn, nhiễm trùng tim... Làm sao để mẹ có thể điều trị bệnh cho con đây?
bệnh thấp tim ở trẻ em
Bệnh thấp tim ở trẻ em cần được điều trị sớm và đúng cách

Mẹ nhận biết bệnh thấp tim ở trẻ em là gì cùng các cách điều trị sao cho hiệu quả sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong cuộc chiến bảo vệ con yêu khỏi đau ốm.

Bệnh thấp tim ở trẻ em là gì?

Bệnh thấp tim còn gọi là bệnh thấp khớp cấp, sốt thấp (rheumatic ferver). Đây là bệnh hệ thống miễn dịch trung gian liên quan đến nhiễm khuẩn streptococcus (liên cầu khuẩn tan máu Beta nhóm A).

Bệnh thấp tim thường gặp nhiều nhất ở trẻ trong độ tuổi từ 5-15. Bệnh thường xảy ra sau một đợt viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hoặc viêm da.

Bệnh gây những biến chứng nặng ở não, khớp, da, tim. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây những hậu quả như dày dính van tim, viêm tim. Lâu ngày sẽ làm tổn thương đến van tim dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em

Bệnh thấp tim ở trẻ em là do sốt thấp khớp (một biến chứng nhiễm trùng của liên cầu khuẩn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách).

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh thấp tim ở trẻ em:

  • Gia đình có tiền sử bị thấp tim
  • Chủng vi khuẩn liên cầu nhóm A có khả năng khiến trẻ bị sốt thấp khớp sau khi bị viêm họng.
  • Điều kiện vệ sinh kém và thiếu chế độ dinh dưỡng cũng là một trong số nguyên nhân cao khiến bệnh trở nặng. Do đó, mẹ cần biết cách bồi bổ dưỡng chất cho bé.
  • Triệu chứng bệnh thấp tim ở trẻ em

    triệu chứng bệnh thấp tim ở trẻ em

    Các triệu chứng của bệnh có thể khá giống với các tình trạng sức khỏe khác và dễ gây ra nhầm lẫn. Do đó, mẹ hãy đảm bảo bé được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng nếu có các dấu hiệu sau đây:

    • Sốt, khó thở, kèm theo cơn đau ở vùng ngực, bụng
    • Mệt mỏi, da xanh xao
    • Sưng phù bàn chân và mắt cá chân, khuỷu tay và cổ tay
    • Ăn không ngon miệng, hay chán ăn hoặc bỏ bữa
    • Phát ban nhẹ, có mụn nhỏ dưới da (nốt sần), hoặc vùng có xương nhiều như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và khớp ngón tay.
    • Trẻ có những hành vi bất thường, như khóc hoặc cười mà không rõ nguyên nhân
    • Thở gấp, tim đập nhanh
    • Chảy máu cam

    Biến chứng của bệnh thấp tim ở trẻ em

    • Làm tổn thương tim vĩnh viễn
    • Gây bệnh van tim cấp tính hoặc mãn tính
    • Làm nhiễm trùng ở tim (viêm nội tâm mạc)
    • Gây suy tim

    Chẩn đoán bệnh thấp tim ở trẻ em

    Để chuẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ cần mẹ cung cấp thông tin chính xác về tiền sử bệnh hoặc các triệu chứng của bé. Đồng thời, tiến hành một số xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe, bao gồm:

    • Cấy trùng cổ họng
    • Điện tâm đồ: Giúp kiểm tra các hoạt động của tim
    • Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim được hiển thị trên màn hình điện tử, giúp phát hiện các bất thường về tim.
    • Xét nghiệm máu

    Cách điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em

    cách điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em

    • Việc điều trị phụ thuộc vào độ tuổi, triệu chứng và mức độ nặng hay nhẹ của căn bệnh.
    • Bác sĩ sẽ kê cho trẻ thuốc penicillin hoặc một loại kháng sinh khác để loại bỏ vi khuẩn streptococcus cấp tính.
    • Sau khi trẻ đã hoàn thành việc điều trị bằng kháng sinh đầy đủ, bác sĩ sẽ bắt đầu một đợt điều trị kháng sinh khác để ngăn ngừa tái phát sốt thấp khớp.
    • Thuốc steroid hoặc thuốc chống viêm không steroid giúp giảm viêm ở tim và các bộ phận khác trong cơ thể.
    • Thuốc lợi tiểu nếu suy tim phát triển.
    • Thuốc chống co giật.

    Trong trường hợp van tim của bé bị ảnh hưởng hoặc tim đã bị căng do máu rỉ ra, bác sĩ có thể chỉ định trẻ phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế van tim.

    Phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em

    Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em:

    • Cho trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng như rau, củ, quả…
    • Giúp bé vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách súc miệng với nước muối sinh lý hoặc đánh răng sau mỗi bữa ăn.
    • Vào những ngày lạnh, mẹ nên giữ ấm cổ, ngực, mũi họng cho bé.
    • Tham khảo tiêm phòng thấp tim dưới sự tư vấn của bác sĩ.
    • Nếu bé bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang, mẹ hãy cho bé đến bệnh viện để điều trị dứt điểm.

    Vì sức khỏe của con yêu, mẹ đừng chần chừ đưa bé đi khám ngay khi thấy trẻ có những triệu chứng bệnh. Hãy đảm bảo việc theo dõi và để mắt đến bé cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ cho con, mẹ nhé.

    Nguyễn Kiều Vân

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
     https://www.uchealth.org/services/pediatric-care/diseases-and-conditions/90,P01816/ https://www.seattlechildrens.org/conditions/rheumatic-heart-disease/
    x