Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/09/2020

Đoán bệnh trẻ em qua móng tay, mẹ đã biết chưa?

Đoán bệnh trẻ em qua móng tay, mẹ đã biết chưa?
Mỗi bộ phận dù là nhỏ nhất trên cơ thể cũng sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của bé yêu. Ngay cả 10 chiếc móng tay xinh xinh của trẻ nếu có biểu hiện lạ, bạn cũng cần nhanh chóng tìm hiểu nhé. Cùng đoán bệnh qua móng tay của trẻ nào!

Bé khỏe mạnh bình thường sẽ có móng tay màu hồng, trong trẻo, mịn màng. Tuy nhiên, khi sức khỏe gặp “sự cố” thì màu sắc của móng tay cũng sẽ biến đổi theo. Các dấu hiệu như có đốm trắng, đốm xanh – tím, móng thô ráp, nứt nẻ đều lạ dấu hiệu bệnh lý của con yêu!

Trên móng tay xuất hiện một vài vân trắng

Móng tay bé xuất hiện vân trắng và kèm trầy xước có thể do tay bé bị kẹp hay va đập ở đâu đó. Bạn đừng lo khi khi móng tay dài ra, canxi sẽ lấp đầy, những vân trắng đó cũng sẽ biến mất.

Tuy nhiên các mẹ cũng nên chú ý quan sát kỹ khi bé chơi các trò bằng tay để bảm bảo an toàn. Điều này sẽ giúp trẻ không gặp sự cố cũng như những tổn thương đáng tiếc ở tay bé.

bệnh trẻ em 3
Móng tay có đốm trắng thường do bị chấn thương

Móng bỗng dưng xuất hiện màu vàng, xanh hoặc tím

Nếu là màu vàng, có nhiều khả năng là do cơ thể bé đã hấp thụ một lượng carotene (có nhiều trong cà rốt) vượt quá so với mức quy định, hoặc cũng có thể do di truyền. Móng tay xuất hiện màu xanh, tím hoặc xám nguyên nhân là do bé bị nhiễm trùng dưới móng.

Nếu móng tay bé xuất hiện màu sắc kể trên kết hợp với việc tay thường xuyên ra mồ hôi, bạn nên hạn chế không cho bé nghịch nước. Khi rửa tay cho bé xong dùng khăn bông lau khô. Nếu cần nên nhỏ vài giọt thuốc sát trùng quanh móng rồi băng bó lại cẩn thận.

Một nửa móng tay có màu đỏ hồng

Đây có thể là dấu hiệu cho biết bé thiếu máu hoặc có nguy cơ mắc các bệnh trẻ em liên quan đến tim. Bạn nên bổ sung sắt cho bé bằng cách cho ăn những món chế biến từ gan động vật, thịt bò, rau chân vịt, nho…

Nếu nghiêm trọng hơn, mẹ có thể đưa bé thăm khám bác sĩ khám tim, kiểm tra máu, mua thuốc bổ sung sắt cho bé.

Móng tay thô ráp, xù xì

Trẻ em thường có móng tay rất mịn màng, trong trẻo. Một bộ móng tay xù xì, thô ráp xuất hiện trên bàn tay những bé được chăm sóc tốt luôn là dấu hiệu bất thường.

bệnh trẻ em 2
Móng tay trẻ em thường rất mịn màng, sáng bóng chứ không xù xì bất thường

Rất có thể con yêu đang bị thiếu vitamin B và khoáng chất khác. Đây là điều kiện quan trọng để móng tay mịn màng, hồng hào.

Mẹ hãy tăng cường các loại thực phẩm như đậu xanh, các loại rau có màu xanh đậm, lòng đỏ trứng gà… vào khẩu phần ăn hàng ngày cho con.

Bệnh trẻ em suy tuyến giáp nếu móng tay có vết nứt

Dấu hiệu này thực sự hết sức nguy hiểm đối với bất cứ trẻ em nào. Do móng tay có kết cấu chắc chắn, bé không bị chấn thương mà móng tay bị rạn nứt là điều không bình thường.

Nhiều khả năng là do con bạn bị bệnh suy tuyến giáp (đây là loại bệnh có thể gây bướu cổ). Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để chuẩn đoán chính xác bệnh cho bé.

Da quanh móng tay xuất hiện nhiều xước măng rô

Đây là hiện tượng phần da quanh móng bị bong tróc thành những vết xước nhỏ hình sợi trên bề mặt. Nguyên nhân chính do dinh dưỡng của bé không cân bằng, thiếu hụt vitamin…

bệnh trẻ em 1
Xước măng rô quang móng chứng tỏ bé bị thiếu vitamin và dưỡng chất

Mẹ hãy bổ sung vitamin bằng cách tăng cường hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày của bé. Mùa khô bạn nên giữ ẩm da bằng việc hòa thêm ít muối biển vào chậu nước tắm. Làn da bé yêu sẽ giữ được độ ẩm thích hợp và hiện tượng xước măng rô cũng sẽ giảm đi.

Có thể thấy những biểu hiện trên móng tay khá nhỏ, nếu không chú ý kỹ mẹ có thể bỏ qua những dấu hiệu bệnh trẻ em bất thường này. Hãy chăm bé thật kỹ, quan sát bé từ đầu đến chân để đảm bảo sức khỏe của từ trong ra ngoài mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x