Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Các bệnh về mắt ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy hại đến thẩm mỹ và tương lai của bé. Vì vậy bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi và tìm hướng phòng ngừa, điều trị kịp thời nhằm mang lại cho bé yêu đôi mắt khỏe mạnh.
Đây là bệnh về mắt ngày càng phổ biến ở lứa tuổi trẻ tiểu học. Có thể một số trẻ mắc bệnh do di truyền nhưng đa phần là do tác nhân bên ngoài như xem tivi, nhìn điện thoại nhiều và quá gần… Theo con số thống kê: Gần 50% trẻ bị cận thị và 80% trong số đó là bệnh cận thị tiến triển.
Một khái niệm về bệnh còn khá mới mẻ với nhiều người. Vậy thế nào là cận thị tiến triển?Đó là độ cận tăng không ổn định > 1 độ/năm. Trục nhãn cầu bị kéo dài khiến cho mạch máu nội nhãn cũng bị kéo dài dẫn đến rối loạn dinh dưỡng võng mạc gây nên giảm thị lực. Võng mạc bị kéo dài, có chỗ bị dát mỏng và xuất hiện những lỗ thủng, từ đó có thể gây ra bong võng mạc.
Vật lý học lý giải loạn thị là những bất thường khúc xạ, có nghĩa là đường đi của tia sáng ở mắt cận, viễn và loạn thị khác so với mắt chính thị.
Khi bị viễn thị, các tia sáng song song hội tụ sau võng mạc. Trẻ bị viễn thị nhìn kém cả ở khoảng gần cũng như khi nhìn xa.
Trẻ mắc bệnh loạn thị khi có rối loạn về chức năng thị giác mà trẻ nhận thức được. Còn theo khoa học, loạn thị được lý giải là khi hệ quang học cho ảnh của một điểm không phải là một điểm, mà là hai đường thẳng gọi là tiêu tuyến. Khoảng cách của hai tiêu tuyến xác định độ loạn thị. Tiêu tuyến trước tạo bởi kinh tuyến có triết quang cao nhất và tiêu tuyến sau bởi kinh tuyến có triết quang thấp nhất. Mỗi tiêu tuyến đều thẳng góc với kinh tuyến gốc.
Là hiện tượng “mắt lười”, có sự suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, thị lực bị giảm sút mà không thể điều trị bằng cách chỉnh số kính.
Bệnh lác mắt là gì? Dân gian gọi bệnh là mắt lé. Đây là tình trạng hai mắt không thẳng hàng. Nói cách khác là một mắt nhìn thẳng một mắt nhìn lệch đi. Lác mắt không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn gây nên hiện tượng nhược thị. Khi bị lác, 2 mắt nhìn theo 2 hướng khác nhau và bị nhìn 2 hình.
Lúc đó, não sẽ xóa bỏ hình ảnh của mắt lác ức chế, không cho mắt này nhìn, gây nhược thị khiến người bệnh mất khả năng nhìn đồng thời bằng 2 mắt và không có thị giác 2 mắt.
Có tới 4% trẻ em sinh ra hàng năm bị lác, bệnh thường xuất hiện trong những năm đầu đời của bé. Bệnh cũng có thể xảy ra khi mới sinh nhưng khó chẩn đoán bệnh cho tới khi trẻ được 3 tháng tuổi.
Bởi vậy, bất cứ trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên xuất hiện lác cần phải coi là nghiêm trọng và phải được đưa đi khám ngay. Điều trị càng sớm càng rút ngắn được thời gian, tăng cường hiệu quả điều trị và nâng cao cơ hội phục hồi thị giác 2 mắt.
♦ Cách nhận biết
Đục thủy tinh thể bẩm sinh là hiện tượng đám mây trong thấu kính của mắt có từ lúc sinh. Thấu kính của mắt là 1 cấu trúc trong suốt, tập trung ánh sáng nhận được từ mắt tới võng mạc. Khi bị mờ đục, tầm nhìn của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguyên nhân bệnh được xác định do di truyền, nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa hay phối hợp các bệnh lý toàn thân. Trẻ thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt.
Thị lực giảm tỷ lệ thuận với mức độ đục thủy tinh thể. Trẻ cũng có thể bị lóa mắt vì đục thủy tinh thể bắt đầu thường gây lóa mắt, gây khó chịu cho người bệnh.
Hoặc mắt trẻ nhìn gần tốt hơn so với trước đó do mắt bị đục thủy tinh thể ban đầu có xu hướng cận thị hóa, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lác mắt.
♦ Cách nhận biết
Mắt trẻ có ánh hồng, khi chiếu đèn vào soi thấy có ánh trắng trong mắt.
Việc phát hiện sớm giúp trẻ phục hồi được những tổn thương do đục thủy tinh thể bẩm sinh gây ra. Điều trị muộn sẽ không phục hồi được.
Bệnh võng mạc là một tình trạng bệnh lý của mắt thường gặp ở những trẻ sinh non, nhẹ cân (dưới 2kg). Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có nguy cơ bị mù vĩnh viễn cả hai mắt.
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non được phân loại khác nhau tùy theo từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ độ 1 đến độ 5. Mức độ nặng nhẹ của bệnh võng mạc dựa trên sự tương quan giữa vùng võng mạc có mạch máu mọc bình thường so với vùng có phát triển mạch máu bất thường.
♦ Cách nhận biết:
Con cần được khám mắt khi vừa sinh ra. Bệnh được phát hiện càng sớm thì các biện pháp điều trị càng đạt hiệu quả cao.
Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ sử dụng những dụng cụ, máy móc chuyên dụng để khám đáy mắt cho trẻ như soi đáy mắt gián tiếp… để phát hiện bệnh ở những giai đoạn khác nhau và có biện pháp điều trị thích hợp.
Đây là một trong các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em và dễ gây ra dịch và phổ biến ở nhiều lứa tuổi, nhất là trẻ em. Tỷ lệ biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc. Bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.
Bệnh dễ lây lan qua môi trường bởi sự tiếp xúc gần, tia bọt bắn ra lúc trẻ nói chuyện. Đau mắt đỏ thường xảy ra vào thời điểm giao mùa và dễ tạo thành dịch.
Cũng giống như đau mắt đỏ, bệnh lý này cũng rất dễ lây lan. Khi nhiễm đau mắt hột, trẻ sẽ có cảm giác ngứa và khô rát mắt, tuyến hạch trước tai sưng to, xuất hiện những hạt nhỏ li ti ở mắt, nhiều trường hợp mạch máu của giác mạc bị che lấp đi.
Đây là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc, dẫn tới tình trạng mắt sẽ bị đỏ, chảy nước mắt và bị ngứa. Bệnh có nguyên nhân từ: viêm kết mạc do virus, viêm kết mạc kích ứng, viêm kết mạc dị ứng.
Viêm kết mạc bị nặng có thể dẫn đến loét giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của bé. Viêm giác mạc có thể do: rách, xước giác mạc, dị vật tác động, bỏng hóa chất do trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu gây ra. Bệnh nên được điều trị sớm để không để lại những biến chứng đáng tiếc cho trẻ.
Các tia bức xạ của máy tính, tivi, các thiết bị công nghệ hiện đại khi tiếp xúc trực tiếp với mắt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào thần kinh thị giác. Khảo sát thực tế cho thấy 82,4% số người thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc với máy tính đều mắc các bệnh về mắt.
Vì thế, ba mẹ hạn chế để con tiếp xúc với những “người bạn” không thân thiện này. Thỉnh thoảng vẫn có thể phá lệ cho con xem, nhưng tuyệt đối không để xem quá lâu.
Tư thế ngồi sai hoặc giữ khoảng cách bất hợp lý từ mắt tới sách sẽ dẫn đến các vấn đề về mắt, đặc biệt là bệnh cận thị. Căn bệnh về mắt này vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ sắp đến trường và trong độ tuổi đi học.
Khi nhìn chữ hoặc đồ vật gần liên tục trong một thời gian dài, mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ mọi vật. Các tế bào thần kinh thị giác sẽ trở nên “mệt mỏi”. Do đó, nên hướng dẫn trẻ giữ khoảng cách thích hợp với việc quan sát mọi vật là từ 30-50cm.
Không khí ô nhiễm, không gian không đủ ánh sáng hoặc quá sáng cũng là nguyên nhân làm thị lực yếu dần. Ngoài ra, vệ sinh mắt không đúng cách cũng là thủ phạm gây ra các bệnh về mắt.
Để sở hữu một đôi mắt khỏe mạnh, trẻ cần được vệ sinh mắt đúng cách, từ rửa mắt, tra thuốc nhỏ mắt, tập thể dục cho mắt thường xuyên…
Dinh dưỡng hợp lý cũng là một trong những yếu tố đảm bảo đôi mắt khỏe mạnh. Các tế bào thần kinh thị giác cần được cung cấp đầy đủ vitamin A. Khi cơ thể thiếu loại vitamin này, trẻ rất dễ mắc các bệnh về mắt như: khô mắt, mỏi mắt, hoa mắt… Ngoài ra, việc cung cấp đầy đủ các vitamin C và E cũng rất có ích cho sự phát triển thị lực ở trẻ nhỏ.
Bạn nên bắt đầu chế độ chăm sóc thị lực cho bé càng sớm càng tốt. Trẻ em cần được khám mắt trong vài tuần kể từ sau khi sinh, tiếp đến trong đợt khám sức khỏe khi trẻ được 2 tuổi, thêm nữa là buổi kiểm tra khi trẻ lên lớp một ở trường tiểu học.
Nếu cảm thấy lo lắng về thị lực của trẻ ở bất cứ thời điểm nào, thậm chí khi trẻ vẫn được tiến hành kiểm tra đều đặn, đừng ngại liên hệ với bác sĩ để sắp xếp một buổi khám thị lực nhằm giải tỏa những băn khoăn, thắc mắc.
Giúp con hạn chế áp lực lên cơ quan thị giác bằng cách giảm thời gian xem tivi, máy tính và đọc sách xuống mức tối thiểu có thể. Theo đó, nguyên tắc như sau: 30 phút/ngày đối với trẻ dưới 6 tuổi; dưới 60 phút/ngày với trẻ 7-14 tuổi; dưới 90 phút/ngày với trẻ trên 14 tuổi.
Giảm mọi căng thẳng có thể gây ra cho mắt trẻ bằng cách không để trẻ thức quá khuya đọc truyện, đặc biệt là sách/truyện hình ảnh tèm nhem, chữ nhỏ; đồng thời nhắc nhở con ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
Khi đưa bé ra ngoài, đeo kính râm chưa đủ để bảo vệ bé khỏi tia tử ngoại, bé còn cần phải trang bị cả mũ rộng vành, mặc trang phục chống nắng nếu trên 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, các hóa chất độc hại, các loại nước tẩy rửa và các loại hóa chất khác cần để ngoài tầm nhìn của trẻ, bởi chúng có thể gây bỏng mắt khi trẻ tiếp xúc. Khi dẫn trẻ đi bơi, nên đeo kính bơi cho bé để nước không gây kích ứng mắt.
Về dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ quả vàng đậm, đỏ, cam, trái cây tươi, tối thiểu hai bữa cá mỗi tuần kèm thịt, trứng, sữa, gan, dầu nành, dầu mè để bé nhận đủ các vitamin A, C, E, axit béo omega-3, omega-6. Hàng ngày cơ thể bé cần khoảng 55-70mg selen và lutein để giúp mắt khỏe mạnh.
Ăn gì tốt cho mắt? Mẹ có thể tìm kiếm các thực phẩm tăng cường thị lực và sức đề kháng cho mắt của trẻ như sau:
♦ Thức ăn giàu vitamin A
Vitamin A giúp tăng cường thị lực mắt cho bé, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Thực phẩm giàu vitamin A tiêu biểu như:
♦ Thức ăn giàu beta-caroten
Các loại trái cây, củ quả có màu vàng và các loại rau có màu xanh đậm rất giàu beta-caroten tốt cho mắt của trẻ tiêu biểu như:
♦ Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C có vai trò giúp tăng cường thị lực cho mắt và phòng tránh bệnh đục thủy tinh thể. Các thực phẩm giàu vitamin C tiêu biểu:
♦ Thức ăn giàu vitamin E
Vitamin E có vai trò chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp rất tốt cho trẻ. Thực phẩm giàu vitamin E bao gồm:
♦ Thức ăn giàu lutein
Lutein có vai trò bảo vệ võng mạc mắt, giúp giảm nguy cơ phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Lutein hay còn gọi là carotenoid võng mạc, có vai trò quan trọng đối với võng mạc, đặc biệt ở điểm vàng. Thực phẩm chứa lutein có nhiều trong các loại thực phẩm như:
♦ Thức ăn giàu selenium
Đây là chất chống oxy hóa, góp phần bảo vệ mắt. Selenium có nhiều trong các thực phẩm như:
♦ Thực phảm giàu kẽm, magiê
Mỗi ngày trẻ cần được bổ sung khoảng 12-15mg/ngày kẽm, magiê. Mẹ có thể tìm kiếm các khoáng chất này trong các loại thực phẩm như:
Trên đây là các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hay có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập trong bài viết về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.
N.Ngân
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.