Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy chỉ số bmi là gì, cách tính bmi cho trẻ em như thế nào; phải làm sao để giúp bé duy trì được chỉ số BMI khỏe mạnh? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
BMI (Body mass index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, là một phép tính. Chỉ số BMI sẽ dựa vào số cân nặng (kg) và chiều cao (m) của trẻ.
Chỉ số BMI giúp xác định xem bé có cân nặng chuẩn, nhẹ cân, thừa cân hay béo phì.
Chỉ số BMI sẽ cho biết một số tình trạng sức khỏe ở trẻ em như:
Khác với người lớn, chỉ số BMI của trẻ em được đánh giá tùy vào độ tuổi và giới tính của bé. Vì vậy, để biết chỉ số BMI của trẻ có nằm ở mức tốt hay không; cha mẹ cũng cần so sánh kết quả chỉ số BMI với 1 biểu đồ tăng trưởng BMI theo tuổi cho trẻ em. BMI có chia theo tuổi và giới tính cụ thể và thường được gọi tắt là BMI theo tuổi.
Chi tiết biểu đồ sẽ được giới thiệu ở phần dưới đây.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì?
Công thức tính chỉ số BMI = Cân nặng(kg) / Chiều cao(m)^2
Sau khi chỉ số BMI được tính, chỉ số này có thể được đối chiếu từ một biểu đồ. Cha mẹ cần làm thêm một bước đối chiếu nữa (sẽ được hướng dẫn chi tiết ở phần ví dụ) để biết được trẻ có đang khỏe mạnh hay không.
Biểu đồ tăng trưởng của trẻ thường được sử dụng nhất để đo lường kích thước; và quan sát mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên. Bách phân vị là chỉ số đo thể hiện vị trí của một đứa trẻ so với những đứa trẻ khác. Trên biểu đồ tăng trưởng, các bách phân vị được hiển thị dưới dạng các đường vẽ đồ thị.
Ví dụ: Một bé ở bách phân vị thứ 5 được xem là nhẹ cân hơn 95% những trẻ khác ở cùng độ tuổi. Mặt khác, một bé ở phân vị thứ 90 được xem là nặng hơn 90% những trẻ khác cùng độ tuổi.
Biểu đồ tăng trưởng BPV (từ 2 tuổi tới 20 tuổi) được thể hiện như sau:
Ví dụ: Giả sử bé nhà mình 10 tuổi có cân nặng 40 kg, chiều cao là 1.5 m;
BMI của trẻ = Cân nặng(kg)/(Chiều cao(m)*Chiều cao(m) = 40/(1,5*1,5)= 17,78
Tra biểu đồ BMI cho trẻ em 10 tuổi như sau:
Ta kẻ 1 cột (màu xanh) ở vị trí số 10 theo trục tuổi (nằm ngang dưới cùng). Tiếp đến ta kẻ 1 cột màu tím ở vị trí số 17,78 theo trục BMI (nằm dọc 2 bên). Điểm giao nhau của 2 đường thẳng (chấm tròn màu đỏ) sẽ cho cha mẹ biết tình hình sinh dưỡng của bé thế nào.
BMI có bách phân vị 17,78 sẽ nằm ở vùng màu xanh nên trẻ 10 tuổi BMI 17,78 có dinh dưỡng phù hợp.
Để biết chỉ số BMI của trẻ tốt hay không, ta sẽ dựa vào chỉ số phần trăm ở trên biểu đồ:
>> Cha mẹ có thể tham khảo: 7 cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn, hiệu quả bố mẹ nên biết
Để duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh ở trẻ em, cha mẹ nên:
>> Liên quan đến chỉ số BMI của trẻ em: 10 cách tăng chiều cao tối đa cho con
BMI không phải là thước đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể. Trẻ em có thể có chỉ số BMI cao có thể do bé có khung người lớn hoặc nhiều cơ bắp; không dư thừa mỡ. Và một đứa trẻ có khung xương nhỏ có thể có chỉ số BMI bình thường; nhưng vẫn có thể có quá nhiều mỡ trong cơ thể.
BMI kém chính xác hơn ở tuổi dậy thì. Trẻ em thường tăng cân nhanh chóng; và thấy chỉ số BMI của chúng tăng lên ở tuổi dậy thì. Bác sĩ có thể giúp cha mẹ tìm hiểu xem việc tăng cân này có phải là một phần bình thường của quá trình phát triển hay không; hay đó là điều đáng lo ngại.
Trên đây là cách tính chỉ số BMI ở trẻ em chuẩn nhất cũng như hướng dẫn chi tiết cách dựa vào Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em để xem tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của bé có đang tốt hay không. Sau khi đã có kết quả, cha mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn và tập luyện hợp lý để bé luôn khỏe mạnh nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. About Child & Teen BMI
https://www.cdc.gov/healthyweight/assessing/bmi/childrens_bmi/about_childrens_bmi.html
Ngày truy cập: 28/12/2022
2. Body Mass Index (BMI)
https://kidshealth.org/en/parents/bmi-charts.html
Ngày truy cập: 28/12/2022
3. Body-Mass Index (BMI) in Children
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/obesity/Pages/Body-Mass-Index-Formula.aspx
Ngày truy cập: 28/12/2022
4. Body mass inder-for-age (BMI-for-age)
https://www.who.int/toolkits/child-growth-standards/standards/body-mass-index-for-age-bmi-for-age
Ngày truy cập: 28/12/2022
5. BMI in Children
https://www.heart.org/en/healthy-living/healthy-eating/losing-weight/bmi-in-children
Ngày truy cập: 28/12/2022