Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/08/2022

Trẻ sơ sinh bị lẹo mắt: Cách chữa trị an toàn và hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị lẹo mắt: Cách chữa trị an toàn và hiệu quả
Tuy không gây nguy hiểm, nhưng lẹo mắt có thể gây kích ứng, khiến mắt sưng mủ và làm bé cảm thấy khó chịu. Với những trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, lẹo mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt nghiêm trọng

Lẹo mắt là tình trạng nhiễm khuẩn ở mắt. Nó thường gây khó chịu cho các bé khi mắc phải, do đó cha mẹ cần tìm cách chữa trị cho trẻ sơ sinh bị lẹo mắt. Hãy đọc bài viết dưới đây để áp dụng các cách chữa lẹo mắt ở trẻ em hiệu quả nhé.

Lẹo mắt là gì?

trẻ sơ sinh bị lẹo mắt

Lẹo mắt (Stye) xuất hiện khi vi khuẩn chẳng hạn như Staphylococcus aureusinfect làm tổ tại một trong các tuyến dầu nhỏ ở chân lông mi.

Tình trạng nhiễm trùng này sẽ làm cho vùng mí mắt bị đau, đỏ, sưng mủ hay phồng nước. Khi nhìn kỹ, mẹ sẽ thấy chỗ sưng có thể rỉ dịch màu vàng hay trắng và mí mắt trông có vẻ dầy lên.

Sau khoảng 3 – 4 ngày, lẹo sẽ bưng mủ và vỡ. Lẹo mắt thường tái phát nhiều lần và có thể lan từ mắt này sang mắt kia, thậm chí sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Làm sao để chữa lẹo mắt cho bé? Bạn hãy cùng tìm hiểu cách trị lẹo mắt cho bé qua bài viết dưới đây nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ nháy mắt liên tục, thái quá là do đâu? Có cần đi khám?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lẹo mắt

Nguyên nhân gây ra lẹo mắt ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tụ cầu vàng có tên là staphylococcus aureus. Vi khuẩn này tập trung nhiều ở mũi trẻ. Vì vậy khi trẻ dùng tay dụi mũi sau đó dụi mặt vi khuẩn sẽ bám dính lên mi mắt và gây bệnh.

Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị lẹo mắt: Có hai dạng lẹo bao gồm:

  • Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ mọc ở chân mi mắt, có kích thước và độ rắn giống hạt đậu.
  • Lẹo bên trong: nằm bên trong mi mắt, khi lật mi mắt ra thì có xuất hiện nốt đỏ tương tự như lẹo bên ngoài, một số khác còn xuất hiện mủ trắng.

Khi bị lẹo mắt, trẻ sơ sinh thường cảm thấy khó chịu ở mắt, hay chảy nước mắt và thậm chí một số bé bị sưng đau mi mắt.

Cách chữa lẹo mắt cho bé mau khỏi

Với đa số các trường hợp lẹo mắt, chỗ sưng sẽ tự “vỡ” và chảy nước sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu muốn con nhanh chóng hồi phục, mẹ có thể tham khảo cách chữa lẹo mắt cho bé như sau:

  • Làm ẩm khăn hoặc một miếng gạc sạch bằng nước ấm rồi đặt lên vùng mắt bị tổn thương. Bé có thể bày tỏ một chút “kháng cự” như quay qua quay lại, khóc lóc… nhưng mẹ hãy cố giữ trong vòng 10-15 phút mỗi lần chườm, và lặp lại 3-4 lần mỗi ngày. Nhiệt độ của khăn chườm sẽ giúp cho mủ rút nhanh về phía trước, nhờ đó việc bể và chảy mủ sẽ nhanh hơn.
  • Nếu nhận thấy việc này sẽ làm con không thoải mái, mẹ có thể tranh thủ chườm nóng khi bé đang buồn ngủ, hoặc đánh lạc hướng bằng cách kể chuyện, nghe nhạc… Đây là cách chữa lên lẹo mắt ở trẻ nhỏ được khá nhiều mẹ áp dụng đấy.
  • Tuyệt đối không được bóp, nặn mủ. Điều này chỉ làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, và nguy cơ mắt bé nhiễm trùng cũng cao hơn. Với các bé lớn, mẹ nên dặn con không được lấy tay đụng vào chỗ sưng.
  • Khi chỗ sưng bưng mủ, mẹ nên dùng một miếng vải hoặc bông gòn sạch, nhúng nước ấm lau mắt cho bé. Tránh để mủ lây sang chỗ khác. Thông thường, mắt của bé sẽ hết sưng trong vòng một tuần.

Trẻ sơ sinh bị lẹo mắt: Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm

Trẻ sơ sinh bị lẹo mắt phải làm sao? Mẹ có thể tham khảo những cách trị lẹo mắt cho bé dưới đây để xử trí tình trạng cho con cũng như ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

  • Nếu bé chỉ bị lẹo ở một bên mắt, mẹ không được dùng chung khăn để lau mắt cho bé vì vi khuẩn có thể lây từ mắt này qua mắt kia. Thậm chí, vi khuẩn có thể truyền sang mắt của những thành viên khác trong gia đình, nếu bé sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm.
  • Tay là phần tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nhất, đặc biệt nếu bé có lỡ dụi mắt. Rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi khi đi đâu về, sau mỗi lần đi vệ sinh, và hạn chế không cho bé đụng tay vào mắt.
  • Khi bé bị lẹo mắt, mẹ không cần cho bé nghỉ học. Tuy nhiên, cần vệ sinh mắt bé sạch sẽ trước khi đi học và sau khi về nhà. Mẹ có thể nhờ cô giáo giúp bé vệ sinh mắt khi đi học, và nhắc cô cách ly vật dụng của bé để tránh lây lan cho các bạn. Đồng thời, nhắc bé thường xuyên rửa tay sạch khi ở trường.

Trẻ sơ sinh bị lên lẹo mắt: Khi nào mẹ cần lo?

Những trường hợp những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị lẹo mắt đều cần sự chăm sóc của bác sĩ.

Với những bé 4 tháng tuổi, mẹ nên cho bé đi khám nếu toàn bộ mí mắt bị đỏ và sưng to hay một phần mí mắt, đầu hoặc đuôi. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chuyển sang bệnh viêm mô tế bào quanh hốc mắt. Lẹo mắt là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng này.

Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé đi bác sĩ nếu trẻ sơ sinh bị lẹo mắt không bưng mủ sau 1 tuần chườm nóng hay mí mắt bé có nhiều hơn 1 mụn mủ hoặc xuất hiện thêm một mụn mủ mới ngay khi vừa khỏi.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi lẹo mắt cho bé để vệ sinh mắt. Một số ít trường hợp sẽ được cho uống kháng sinh. Những trường hợp nhiễm trùng nặng hiếm gặp, bé sẽ được chuyển sang bác sĩ chuyên khoa để được lấy hết mủ ra.

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị lẹo mắt

So với người lớn, nguy cơ bé bị lẹo mắt cao hơn rất nhiều. Trong đó, một số trẻ sơ sinh lại thường nhạy cảm với bệnh bị lẹo mắt này hơn những bé khác. Tuy nhiên, vẫn chưa có biện pháp nào giúp con phòng chống 100%.

Thuốc bôi lẹo mắt cho bé cũng cần sử dụng cẩn thận và có chỉ định của bác sĩ. Khi bé bị lẹo mắt, mẹ nên cố gắng vệ sinh mí mắt cho bé mỗi ngày bằng dầu gội không cay mắt dành cho em bé hay xà phòng chà mắt chuyên dụng có bán ở các tiệm thuốc.

Để phòng ngừa cho bé khỏi bị lẹo thì vấn đề vệ sinh cho bé là ưu tiên số một. Bố mẹ phải tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ. Nếu bé hay bị lẹo ở mắt thì việc vệ sinh mi mắt cho bé để tránh tái phát cũng cần phải làm. Bố mẹ bé có thể dùng que bông gòn tẩm một ít nước ấm để vệ sinh chân lông mi của bé ít nhất mỗi ngày một lần.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Stye
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/stye
Ngày truy cập: 18/08/2022

2. Styes
https://kidshealth.org/en/parents/stye.html
Ngày truy cập: 18/08/2022

3. Styes in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=stye-hordeolum-90-P02102
Ngày truy cập: 18/08/2022

4. Is this your child’s symptom?
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/sty/
Ngày truy cập: 18/08/2022

5. When Your Child Has a Stye
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=90&contentid=P02102
Ngày truy cập: 18/08/2022

6. When Your Child Has a Stye
https://www.saintlukeskc.org/health-library/when-your-child-has-stye
Ngày truy cập: 18/08/2022

x