Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/11/2020

Chữa nóng trong người cho trẻ bằng món ăn giải nhiệt

Chữa nóng trong người cho trẻ bằng món ăn giải nhiệt
Nóng trong người có thể bắt gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Riêng với trẻ, khi gặp nóng trong người, con sẽ rất khó chịu, mệt mỏi. Mẹ có thể tham khảo cách chữa nóng trong người cho trẻ bằng những món ăn giải nhiệt dễ tìm dễ chế biến.

Nguyên nhân gây nóng trong người ở trẻ thường là do chế độ ăn uống không phù hợp, ăn quá nhiều đạm, ít ăn rau, ít uống nước. Cách chữa nóng trong người hiệu quả tốt nhất cũng bằng thực phẩm.

Chữa nóng trong người cho trẻ

Biểu hiện khi trẻ nóng trong người

Chức năng gan và thận của trẻ tiểu học còn yếu. Các chất độc hại trong cơ thể không thể lọc bỏ hết dễ dàng. Chúng tích tụ lâu ngày trong gan và thận gây hiện tượng nóng trong người. Gặp triệu chứng này, trẻ sẽ có biểu hiện:

  • Mụn nhọt, mẩn ngứa nổi trên da
  • Nhiệt miệng gây khó chịu, giảm sức ăn
  • Da dẻ khô, môi đỏ và căng khô
  • Ngủ không ngon, bứt rứt, khó chịu
  • Chán ăn, nước tiểu vàng, táo bón
  • Cách chữa nóng trong người bằng thực phẩm

    Các món rau xanh thực phẩm sau đây giúp trẻ giảm hẳn tình trạng nóng trong người, đồng thời tăng sức đề kháng, giúp sức khỏe trẻ tiểu học được tăng cường bảo vệ.

    Rau má

    Rau má tính mát, vị hơi đắng, không độc có tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… Trong dân gian, người ta vẫn dùng rau má để giải độc cơ thể, chữa các bệnh về gan, làm mát gan.

    Rau má có thể ăn sống kèm với cơm, nấu canh hoặc xay chắt lấy nước uống đều tốt cho cơ thể trẻ.

    Rau ngót

    Rau ngót tính hàn, nhiều chất xơ, dùng để trị táo bón, giúp dễ tiêu hóa. Trẻ nóng trong người có thể ăn canh rau ngót để giải độc, thanh nhiệt. Tuy nhiên, trẻ còi xương vì thiếu canxi, trẻ kém ăn mất ngủ không nên ăn rau ngót.

    Mướp đắng (khổ qua)

    Mướp đắng (khổ qua) trị nóng trong người

    Mướp đắng có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc gan, làm đẹp da. Có rất nhiều cách chế biến mướp đắng. Bạn có thể xắt lát ướp đá cho bớt đắng, rồi rắc chà bông lên làm món ăn vặt cho trẻ. Mướp đắng nấu canh, xào trứng cũng giúp trẻ ăn món này ngon hơn, và giúp giải độc gan cho con yêu.

    Nếu trẻ sợ đắng và không ăn khổ qua, mẹ có thể ép lấy nước và thoa lên da cho trẻ. Cách này cũng giúp da trẻ bớt rôm sảy.

    Rau mồng tơi

    Mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, có tác dụng giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả. Một bát rau mồng tơi chứa lượng vitamin A và chất sắt phù hợp cho trẻ.

    Bột sắn dây

    Người Việt Nam vẫn thường dùng bột sắn dây pha nước uống để thanh nhiệt mát cơ thể, giải độc. Độc tố tích tụ bên trong cơ thể nhanh chóng được tống ra khỏi cơ thể, giúp trẻ giảm triệu chứng nóng trong người, làm mát cơ thể.

    Bột sắn dây có thể pha thành nước uống, cho thêm đá và đường tạo nên món giải khát hấp dẫn. Món nước này vì thế thường được thực hiện vào mùa hè, giúp giải khát và thải độc. Mẹ cũng có thể cho bột sắn dây pha với cháo cho bé ăn, cũng cho tác dụng tương tự.

    chữa nóng trong người bằng atiso
    Ngoài các loại rau tươi bên trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên hoặc thuốc mát gan, bổ gan, tăng cường giải độc gan như nhân trần, diệp hạ châu, atiso…

    Cha mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn các món ăn có tính cay nóng để tránh tình trạng nóng trong người thêm phần trầm trọng hơn. Cho trẻ uống đủ nước (khoảng 1,5 lít) mỗi ngày cũng là cách giúp tránh tình trạng thiếu nước ở trẻ, giảm triệu chứng nóng trong người.

    Trẻ cũng nên gia tăng vận động, tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng và tăng cường giải độc cho cơ thể qua mồ hôi. Cơ thể được giải độc, chứng nóng trong người vì thế cũng giảm đáng kể.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x