Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/03/2021

Đoán sức khỏe trẻ em qua màu nước tiểu, mẹ không được bỏ qua!

Đoán sức khỏe trẻ em qua màu nước tiểu, mẹ không được bỏ qua!
Màu nước tiểu bé lúc trắng trong, lúc vàng nhạt, vàng sẫm. Sự thay đổi này ắt hẳn là có lý do, quan trọng hơn hết nguyên nhân này có thể xuất phát từ căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bé.

Nhiều mẹ không biết rằng, nước tiểu có thể nói lên tình hình sức khỏe trẻ em. Tùy vào lượng nước bé uống và lượng mồ hôi bé tiết ra, con sẽ đi tiểu nhiều hay ít, nhưng bình thường là khoảng 5-6 lần/ngày. Khi thấy màu nước tiểu của bé thay đổi, có mùi bất thường, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để kiểm tra xem con có bệnh gì không.

sức khỏe trẻ em
Màu nước tiểu có thể nói lên rất nhiều về tình hình sức khỏe của trẻ

Đoán sức khỏe trẻ em qua màu nước tiểu

1. Nước tiểu bé có màu vàng nhạt

Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé hoàn toàn khỏe mạnh. Khi trẻ ăn uống hợp lý, đi tiểu, đi tiêu bình thường, nước tiểu có màu vàng trong, khá giống nước trà xanh pha loãng nước đầu.

2. Nước tiểu bé có màu trắng trong

Sức khỏe trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người lớn. Khi mẹ cho bé uống quá nhiều nước, nước tiểu bé thường có màu trắng trong. Uống nhiều nước là tốt, nhưng quá nhiều lại không nên. Cơ thể trẻ khi bị thừa nước sẽ gây áp lực làm thận hoạt động quá sức, ảnh hưởng đến chức năng thải lọc, bài tiết.

3. Nước tiểu có màu vàng sẫm

Nước tiểu bé vàng sẫm? Chắc hẳn mẹ không cho con uống đủ nhu cầu nước hằng ngày. Màu nước tiểu càng đậm, cơ thể bé càng đang thiếu nhiều nước. Ngoài ra, màu vàng sẫm của nước tiểu còn có thể là hệ quả bởi các loại thuốc bé uống hoặc mẹ uống và cho con bú, hoặc do mẹ cho con bú và ăn quá nhiều chất phụ gia màu vàng.

Chưa hết, nước tiểu màu vàng sẫm của bé còn là cảnh báo dấu hiệu trẻ bị viêm đường tiết niệu. Đi kèm với bệnh, trẻ có thể bị sốt kéo dài. Lúc này, mẹ nên tìm cách bù nước cho con, và đưa trẻ đi thăm khám để điều trị kịp thời.

4. Nước tiểu màu đậm như trà đặc

Không đơn giản chỉ là thiếu nước, khi trẻ đi tiểu có màu trà đặc, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm gan, viêm túi mật, sỏi thận… Nếu tình trạng nước tiểu đậm màu kéo dài, mẹ nên đưa bé đi khám để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.

5. Nước tiểu bé có màu đỏ

Nếu mẹ hay cho bé ăn thực phẩm có màu đỏ, hồng, dù phẩm màu nhân tạo hay tự nhiên, nước tiểu bé màu đỏ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu không phải vậy, có thể bé con nhà bạn đang gặp vấn đề về thận, bị nhiễm trùng bọng đái hoặc bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc.

6. Nước tiểu màu trắng đục

Nguyên nhân làm nước tiểu bé có màu trắng đục có thể do trẻ bị vi khuẩn, virus xâm nhập làm tổn thương, gây bệnh đường tiết niệu… Mẹ cần cho bé đi khám để xét nghiệm nước tiểu và tìm hiểu nguyên nhân nhé.

Ngoại trừ trường hợp bệnh lý, bạn nên chăm sóc trẻ em với chế độ dinh dưỡng hợp lý để con yêu đảm bảo sức khỏe, đi tiểu bình thường. Dưới đây là gợi ý chế độ dinh dưỡng bạn có thể cập nhật cho con.

Cách chăm sóc trẻ em với thực đơn phù hợp

Trẻ 4-6 tuổi: Con đã có những món ăn thuộc dạng khoái khẩu và cũng có biết từ chối những món không ưa thích. Điều đáng nói là lúc này con thích ăn theo bản năng và không biết cân nhắc về giá trị dinh dưỡng. Do đó, khi chăm sóc sức khỏe trẻ em trong giai đoạn này, bạn cần chú ý bổ sung cho con các dưỡng chất quan trọng như chất béo omega- 3, vitamin từ rau củ để giúp phát triển não bộ của trẻ, tăng khả năng miễn dịch, chất đạm và tinh bột để đảm bảo hoạt động trong ngày. Bạn không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, tránh ăn nhiều kẹo, nước ngọt…

Trẻ trên 6 tuổi: Khi con vào tiểu học, trẻ cần nhiều năng lượng nên có nhu cầu ăn nhiều hơn so với giai đoạn trước. Vì vậy, khi chăm sóc sức khỏe trẻ em trong giai đoạn này, bạn cần chọn thực phẩm để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của con. Bạn nhớ bổ sung các bữa ăn nhẹ với trái cây, sữa chua, phô mai xen kẽ các bữa chính trong ngày. Tránh cho con uống nước ngọt, ăn nhiều bánh ngọt, snack, khoai tây chiên ảnh hưởng xấu cho sức khỏe trẻ em.

Thành phần và các món ăn trong giai đoạn này rất quan trọng vì chúng sẽ góp phần ảnh hưởng sức khỏe trẻ em và hình thành thói quen ăn uống khi con lớn lên sau này. Vì vậy, bạn nên chú ý các tiêu chí sau khi chọn thực đơn cho con:

  • Chất béo: Nên lựa chọn chất béo bão hòa thấp, được ép từ các loại hạt như hướng dương, đậu nành, đậu phộng, dầu oliu…
  • Muối, đường: Nên hạn chế dùng
  • Tinh bột: Nên chọn loại có nguồn gốc từ ngũ cốc nguyên hạt vì chúng có nguồn dưỡng chất cao.
  • Protein: có trong các loại sữa, thủy sản, trứng, cá, tôm hoặc thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm và các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan…
  • Rau củ quả: Đây là nguồn cung cấp vitamin C và nhiều vitamin khác nữa. Bạn nên chăm sóc sức khỏe trẻ em bằng cách cho con ăn 2-3 loại rau, quả khác nhau/ngày. Để bé thích ăn, bạn nên lựa chọn các loại rau củ có màu sắc để kích thích thị giác của con.
  • Nước: Để chăm sóc sức khỏe trẻ em, bạn nên khuyến khích con uống 1.300-1.500 ml nước/ngày, bao gồm cả nước, sữa, nước trái cây, tương đương với 6-8 ly nước để con khỏe mạnh và phát triển tốt.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x