Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/05/2018

Đuối nước trên cạn - Cẩn trọng kẻo mất con ngay trước mắt!

Đuối nước trên cạn - Cẩn trọng kẻo mất con ngay trước mắt!
Bơi lội là sở thích của trẻ con khi hè về. Vùng vẫy giữa làn nước mát mẻ cuốn trôi cái nóng bên ngoài còn gì tuyệt bằng. Điều cha mẹ lo lắng khi con bơi lội là việc đuối nước. Thế nhưng, con có lên bờ bình an, một nguy cơ chực chờ có thể cướp trẻ khỏi gia đình, do hiện tượng đuối nước trên cạn.

Trường hợp chết đuối trên cạn không phải là hy hữu. Cậu bé 4 tuổi người Mỹ tên Francisco Delgado sau khi đi bơi về khó chịu vì đau bụng. Vài ngày sau, bé liên tục mệt mỏi, liên tục nôn mửa và bị tiêu chảy. Một tuần sau, bé thiếp đi và không bao giờ có thể tỉnh lại được. Lúc này, bố mẹ cậu đưa con đến bệnh viện nhưng mọi việc đã muộn.

Đuối nước trên cạn chỉ chiếm 1 đến 2% các vụ đuối nước, nhưng bạn không thể lơ là nguy cơ gây tử vong bất bình thường này.

[remove_img id=17473]

Chết đuối trên cạn là gì?

Giải mã hiện tượng đuối nước trên cạn

Đuối nước trên cạn còn có cách gọi khác là đuối nước thứ cấp, đuối nước khô. Đây là tai nạn xảy ra khi trẻ đi bơi bị sặc nước, ngộp nước, hít phải lượng nước nhỏ. Lượng nước này lọt vào đường thở gây co thắt đường thở, cản trở vận chuyển oxy trong cơ thể, tổn hại sức khỏe của trẻ và có khả năng dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng, Phòng khám Nhi Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết: Đuối nước trên cạn xảy ra khi trẻ đang chơi đùa trong nước thì vô tình bị sặc nước hoặc suýt chết đuối mà được cứu sống.

  • Đuối cạn: Nước tràn vào phần thanh quản gây co thắt, thanh quản sưng gây cản trở đường thở, bít đường thở dẫn đến khó thở và tử vong.
  • Chết đuối thứ cấp: Nước tràn vào phổi lấy đi thể tích phổi dành để chứa oxy, gây phù phổi, khó thở, sùi bọt mép và lâm vào nguy kịch do thiếu ôxy lên não nếu không được xử lý kịp thời.

Đuối nước trên cạn 4

Sau những cơn ho sặc, trẻ tưởng như không sao và trở lại vui chơi, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên nhiều giờ sau, cha mẹ có thể quan sát thấy biểu hiện ho, khó thở, khò khè với những bóng nước trong miệng.

Nguyên nhân là do chất lỏng tích tụ bên trong phổi ban đầu chưa biểu hiện triệu chứng. Về sau, phổi bị kích thích tiết ra dịch và dẫn tới hiện tượng phù phổi, làm trẻ khó thở hoặc không thể thở được, có thể gây tổn thương não.

Triệu chứng chết đuối trên cạn ra sao?

Cả hai loại đuối nước này tạo ra các triệu chứng ho, đau ngực, khó thở, mệt mỏi. Trong khi các triệu chứng chết đuối cạn thường xảy ra ngay lập tức, thì các triệu chứng đuối nước thứ cấp phải mất từ 1 đến 24 giờ mới xuất hiện.

Các biểu hiện cha mẹ cần quan tâm sau khi con vừa đi bơi xong

Đuối nước trên cạn 2

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu này, bạn ngay lập tức đưa con đến bệnh viện, trung tâm y tế để được cấp cứu đúng cách. Một số bước kiểm tra bao gồm: Chụp X-quang, tiêm tĩnh mạch và tiếp tục theo dõi để kịp thời xử lý tình trạng khó thở hay các bất thường xảy ra sau đó. Trong trường hợp tình hình đã trở nặng, bé sẽ được thở ôxy, thông khí.

Xử trí nhanh giúp cứu con khỏi tay tử thần

Sơ cấp cứu ban đầu nên được hoàn thiện để giúp con ngay lập tức cấp cứu ngưng tim, ngưng thở trong trường hợp đuối nước. Điểm khó phòng bị là người suýt bị đuối nước có thể được đưa ra khỏi nước và đi bộ xung quanh một cách bình thường trước khi các dấu hiệu của đuối cạn biểu hiện rõ ràng. Không được điều trị, trẻ khó thở và tổn thương não, dẫn đến tử vong.

Cách tốt nhất là phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức khi xác định các biểu hiện đuối nước. Tại Việt Nam, cậu bé Nguyễn Đăng Đan, 13 tuổi ở Bắc Ninh được cứu chữa thành công sau khi bị chẩn đoán phù phổi cấp do đuối nước.

Do không biết bơi, Đan chấp chới dưới nước và được một người lớn vớt lên để sơ cứu. Cậu bé hoàn toàn bình thường và thậm chí còn tự đạp xe về nhà 10 phút sau đó. Nhưng sau đó cậu khó thở và lịm dần.

May mắn là gia đình đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai kịp thời. Cậu bé được cho thở máy, tiến hành điều trị kịp thời và may mắn sống sót.

Đuối nước trên cạn
Dạy con kỹ năng bơi lội, để mắt tới con khi đi bơi là yếu tố tiên quyết đảm bảo an toàn cho con

Để phòng tránh đuối nước, chúng ta phải biết cách hồi sinh tim phổi (PCR), dạy trẻ em bơi và biết cách giữ an toàn với nước, chọn bể bơi có cứu hộ và đạt các tiêu chuẩn an toàn để phòng tránh trẻ em bị ngã xuống do tai nạn.

Tổng hợp

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x