Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mẹ Nguyễn Thanh Tâm (28 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: “Con gái mình sinh ra với bên tai trái bị biến dạng và mình chưa bao giờ biết chính xác tên gọi của căn bệnh này là gì. Nhiều người nói là do bé nhà mình nằm nghiêng về phía bên trái trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ nên tai bên trái của con phát triển không được bình thuờng.”
Với một căn bệnh hiếm như vậy, việc không đủ kiến thức về nó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, MarryBaby nghĩ, các mẹ vẫn nên trang bị cho mình một vài thông tin về hội chứng này. Biết nhiều cũng không có gì không tốt đúng không nào?
1/ Hội chứng biến dạng tai là gì?
Biếng dạng tai là một dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến vành tai ngoài, nơi không phát triển đầy đủ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hội chứng biến dạng tai xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau. Trong khi một vài bé có tai nhỏ hơn bình thường một chút nhưng vẫn giữ nguyên chức năng bình thường, một vài bé khác mất hẳn một nửa tai cùng với một nửa chức năng nghe bình thường. Thậm chí, có bé mất tai hoàn toàn và mất luôn khả năng nghe.
2/ Nguyên nhân
Nguyên nhân có thể là do lượng máu cung cấp cho cơ thể giảm đột ngột, làm cho tai bé không được cung cấp đủ máu và không phát triển toàn diện. Một nghiên cứu khác đưa ra giả thiết về ảnh hưởng của thuốc trong quá trình mang thai của mẹ. Cũng có người đưa ra mối liên quan giữa biến dạng tai và một số dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, hở hàm ếch. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác.
3/ Cách điều trị
Phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình có thể giúp bé có một đôi tai bình thuờng. Bác sĩ sẽ sử dụng sụn từ xương sườn để chỉnh hình chạm khắc, uốn nắn cho giống hình dạng tai và cuối cùng cấy ghép vào đúng vị trí tai của bé. Tuy nhiên, phương pháp này đang đòi hỏi nhiều lần phẫu thuật liên tiếp, cũng như nó để lại sẹo vĩnh viễn trên ngực và mô sụn trong xương sườn không có khả năng hồi phục lại.
Một phương pháp khác chỉnh hình khác dựa trên việc điều trị bằng chính các tế bào gốc lấy từ chất béo của bệnh nhân đang được nghiên cứu và kiểm nghiệm. Nếu thành công, đây có thể được coi là một kĩ thuật thay thế khả thi. Tuy nhiên, các cuộc phẫu thuật tái tạo tai chỉ mang lại tính thẩm mỹ chứ không cải thiện được thính lực của bệnh nhân. Dù vậy, nó cũng góp phần rất lớn mang lại lợi ích tâm lý lớn, giúp các bé tự tin hơn.
Nếu không may bé cưng của bạn là một trong những trường hợp trên, bạn nên đưa con đến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất cho bé.
>>> Xem thêm các chủ đề có nội dung tương tự:
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.