Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/11/2020

Nên dạy bé tập đánh răng khi nào và như thế nào?

Nên dạy bé tập đánh răng khi nào và như thế nào?
Đánh răng là điều bé cần làm ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Tuy là một kỹ năng không quá khó, nhưng bé tập đánh răng đúng cách cần phải có sự hướng dẫn tận tình từ các bậc phụ huynh.

Có lẽ bạn đã quá quen thuộc với vai trò người dạy bé tập đánh răng. Tuy nhiên, khi chúng đã lớn hơn, bạn cần để chúng “nhận trách nhiệm” về việc vệ sinh răng miệng của chính mình.

Bé tập đánh răng 1
Hãy biến việc chải răng thành một trò chơi, một niềm thích thú với trẻ, thay vì một việc bị ép buộc phải làm sau mỗi bữa ăn

Để giúp các mẹ có thêm nhiều “chiêu” chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con yêu của mình, sau đây sẽ là những hướng dẫn giúp bé tập đánh răng đúng cách đơn giản nhất.

Khi nào mẹ để bé đánh răng một mình?

Trẻ phát triển ở những cấp độ khác nhau, vì vậy câu trả lời cho câu hỏi bé tập đánh răng ở độ tuổi nào khá vô chừng.

Nhiều trẻ em có thể đánh răng vào tuổi lên 6 mặc dù vẫn cần sự giám sát của bạn để đảm bảo là chúng đang làm sạch răng miệng một cách kỹ lưỡng. Bởi việc hình thành ý thức chăm sóc “cái góc con người” từ sớm, sẽ giúp cho hàm răng của bé luôn chắc khỏe, sáng đẹp và nụ cười tươi.

Các chuyên gia về răng miệng chia sẻ rằng một số trẻ cần được giám sát việc đánh răng cho đến khi trẻ được 12 tuổi. Trong khi đó, một số trẻ lại có thể rất cẩn thận về việc vệ sinh răng miệng của mình ngay khi còn khá nhỏ tuổi.

Dạy trẻ đánh răng đúng cách

Để thực hiện việc chải răng đơn giản và toàn diện, khi bé tập đánh răng, cha mẹ nên dạy trẻ những bước cụ thể sau:

  1. Đầu tiên là vệ sinh bàn chải với nước, sau đó nặn ra một lượng kem đánh răng vừa phải lên bề mặt bàn chải (khoảng bằng hạt đậu) rồi bắt đầu xúc miệng.
  2. Chải mặt ngoài của răng, cả hàm trên và hàm dưới bằng cách đặt lông bàn chải sát với viền răng và nướu, chải theo phương lên-xuống hoặc xoay tròn, tuyệt đối không chà theo phương ngang rất dễ tổn hại đến men răng.
  3. Chải mặt trong của răng với thao tác giống mặt ngoài.
  4. Chải tiếp đến mặt nhai của răng.
  5. Xúc miệng nhiều lần để hết hoàn toàn kem đánh răng trong miệng. Thực tế cho thấy, đánh răng xong không cần phải súc miệng quá lâu. Bởi sau khi đánh răng ngụm nước đầu tiên nếu được súc trong khoảng 10 giây, nó sẽ mang đi 95% bọt kem đánh răng trong miệng bạn, 5% còn lại có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng trong 1 ngày, ngăn cản sự hình thành mảng bám răng.
  6. Rửa sạch bàn chải, vẩy cho khô, cắm phần lông bàn chải phía trên, phần tay cầm ở dưới.
  7. Bạn có thể kiểm tra lại “thành quả” của bé. Sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng cho bé nếu phát hiện những mảnh đồ ăn còn sót lại hay mảng bám mà bé có xu hướng “bỏ lỡ” trong khi đánh răng.
Bé tập đánh răng 2
Bàn chải đánh răng, kem đánh răng là hai thứ quan trọng góp phần tăng sự hứng thú cho bé tập đánh răng. Tuy nhiên, dù mua theo ý thích của trẻ thì các bậc phụ huynh vẫn cần phải chọn lựa và tham khảo kỹ càng

Giống như người lớn, trẻ cũng nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày. Một lần vào buổi sáng sau bữa sáng, và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nha sĩ có thể cho bạn biết nếu nhận thấy trẻ nên đánh răng thường xuyên hơn.

Vì vậy, quá trình bé tập đánh răng cần phải được thực hiện sớm để trẻ có thể tự thân chăm sóc, vệ sinh răng lợi của mình. Đây cũng chính là một trong những kỹ năng chăm sóc sức khỏe quan trọng cho cuộc sống trưởng thành sau này của trẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x