Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ngô Thị Minh Tâm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 29/11/2023

Ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ có nguy hiểm không?

Ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ có nguy hiểm không?
Nhiều cha mẹ có thói quen sử dụng tăm bông để ngoáy tai cho bé. Việc này thực tế có hại nhiều hơn có lợi. Không chỉ vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong tai bé, sử dụng tăm bông còn tiềm ẩn nguy cơ chảy máu tai.

Vậy ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ có nguy hiểm không? Cách xử lý thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

Ngoáy tai cho bé bị chảy máu có sao không?

Ngoáy tai cho bé bị chảy máu có sao không? Câu trả lời là có. Sử dụng tăm bông ngoáy tai cho trẻ có thể gây xước ống tai, nhiễm trùng và thậm chí dẫn đến thủng màng nhĩ. Tùy từng tình trạng và mức độ tổn thương, việc ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

– Ảnh hưởng tiêu cực đến thính lực, giảm một phần hoặc mất thính lực (tạm thời hoặc vĩnh viễn);

– Nhiễm trùng tai;

– Viêm xương tai chũm;

– Tổn thương não do nhiễm trùng lây lan qua tai đến não…

Việc ngoáy tai cho bé bằng tăm bông có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm.
Việc ngoáy tai cho bé bằng tăm bông có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm.

Ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ, nguyên nhân vì sao?

Bên trong tai khá nhạy cảm, đặc biệt là tai trẻ. Do đó, dù tăm bông có đầu mềm nhưng vẫn có thể gây tổn thương tai của trẻ như xước, chảy máu… Một số nguyên nhân có thể dẫn đến chảy máu khi ngoáy tai cho trẻ bằng tăm bông gồm:

– Thủng màng nhĩ: Màng nhĩ là một lớp vách ngăn giữa tai ngoài và tai giữa. Việc cha mẹ đưa bông tăm hoặc vật dụng lấy ráy tai vào sâu bên trong cũng có thể khiến màng nhĩ của bé bị thủng, dẫn đến chảy máu. Bé bị thủng màng nhĩ có những biểu hiện như đau tai, quấy khóc, liên tục đưa tay lên tai, thính lực kém, tai có máu chảy ra… Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

– Xước ống tai: Đầu tăm bông có thể vô tình làm ống tai của bé bị trầy xước và chảy máu. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ra các triệu chứng như đau, sưng, khó chịu, quấy khóc…

– Nhiễm trùng tai nặng: Nhiễm trùng tai khiến màng nhĩ bị viêm, sưng đỏ và đau. Trường hợp nặng, chất lỏng tích tụ có thể gây áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ bị thủng và gây chảy máu. Tình trạng này cần được điều trị càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến thính lực.

>> Xem thêm: 7 dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý

Cách xử trí khi tai bé bị chảy máu sau ngoáy tai

Khi tai bé bị chảy máu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách.
Khi tai bé bị chảy máu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách.

Ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ, trường hợp nhẹ thì chỉ chấn thương tai ngoài nhưng nặng thì có thể gây chấn thương màng nhĩ.

Thủng màng nhĩ có thể không cần phải điều trị vì màng nhĩ thường tự lành trong vài tuần hoặc vài tháng trong điều kiện tai được giữ khô và không bị vi khuẩn tấn công. Dù vậy, khi trẻ bị thủng màng nhĩ, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.

Màng nhĩ lành lại sau khi điều trị có thể để lại vết sẹo làm ảnh hưởng phần nào đến thính giác. Nếu ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ tổn thương sâu đến tai trong có thể gây giảm thính lực từ trung bình đến nặng, thậm chí điếc hoàn toàn và có thể gây chóng mặt, mất thăng bằng.

Khi trẻ bị chảy máu sau ngoáy tai, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để xác định tổn thương đến đâu, vì tổn thương tai ngoài xử trí khác với tổn thương tai giữa và tai trong.

Cách chăm sóc khi tai bé bị chảy máu

Khi tai bé bị chảy máu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ tai để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Khi chăm sóc bé bị chảy máu tai tại nhà, cha mẹ cần:

– Tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc giữa chừng ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

– Chườm ấm cho bé cũng có thể giúp giảm đau tai.

– Theo dõi sát sao, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ.

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể dùng khăn ấm lau bên ngoài để vệ sinh tai cho bé.
Ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ, cha mẹ có thể dùng khăn ấm lau bên ngoài để vệ sinh tai cho bé.

Cách vệ sinh tai an toàn cho bé

Ráy tai chủ yếu gồm bụi trong không khí và dịch tiết của tuyến da trong ống tai. Ráy tai chủ yếu có màu vàng, khô hoặc ẩm, có nhiệm vụ bảo vệ ống tai, ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào bề mặt ống tai. Do đó, không cần thiết phải vệ sinh hay lấy ráy tai quá thường xuyên.

Ráy tai chỉ thực sự phải lấy khi chúng nhiều quá mức, gây ngứa, khó chịu hoặc làm ảnh hưởng đến chức năng nghe. Đối với hầu hết trẻ nhỏ, cha mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau nhẹ phần bên ngoài của tai là đủ. Không nên sử dụng tăm bông hoặc các vật dụng khác để ngoáy tai cho bé tại nhà.

Cùng với đó, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây khi vệ sinh tai cho bé:

– Không nên tự ý rửa tai cho bé, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

– Không nên xông tai, chẳng hạn như xông tai bằng sáp ong bằng cách dùng sáp ong cuốn trong tờ giấy, đốt và thổi khói vào tai trẻ. Phương pháp này được nhiều người truyền miệng có thể chữa viêm tai giữa ở trẻ, tuy nhiên hiệu quả chưa được kiểm chứng, đồng thời có nguy cơ gây bỏng cho bé.

– Không nên dùng bất cứ vật dụng gì để gãi bên trong tai. Nếu bé kêu ngứa tai, cha mẹ có thể xoa nhẹ vành tai và day day vào nắp tai để giúp giảm ngứa.

– Nếu cần phải lấy ráy, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được vệ sinh tai an toàn.

>> Xem thêm: Bấm lỗ tai cho bé và những điều quan trọng mẹ cần biết!

Nói tóm lại, ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ là tình trạng không phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp. Để đảm bảo an toàn khi vệ sinh tai cho bé, tốt nhất cha mẹ không nên sử dụng tăm bông hay bất kỳ vật dụng nào khác. Thay vào đó, chỉ cần sử dụng khăn ấm để lau nhẹ bên ngoài tai cho con. Nếu có vấn đề bất thường xảy ra, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Ear Injury
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/ear-injury/
Ngày truy cập: 24.11.2023

2. Ear Injuries
https://kidshealth.org/en/parents/ear-injuries.html
Ngày truy cập: 24.11.2023

3. Outer Ear Injury
https://www.childrenshospital.org/conditions/outer-ear-injury
Ngày truy cập: 24.11.2023

4. COULD YOUR CHILD’S EAR INJURY BE SOMETHING MORE SERIOUS?
https://healthcare.utah.edu/the-scope/kids-zone/all/2017/07/could-your-childs-ear-injury-be-something-more-serious
Ngày truy cập: 24.11.2023

5. Ear Injuries and Trauma
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17574-ear-injuries-and-trauma
Ngày truy cập: 24.11.2023

x