Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Nguyễn Thục Uyên
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật Tuần trước

Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường? Điều mẹ cần biết

TÀI TRỢ BỞI:

Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường? Điều mẹ cần biết
Hiểu đúng về vùng kín bé gái thật sự cần thiết khi không chỉ giúp con kiểm soát bệnh tật mà còn bảo vệ sức khỏe sinh sản cho con từ những ngày đầu.

Cha mẹ sớm nhận ra những biểu hiện bệnh lý, và biết cách chăm sóc sóc khi vùng kín của con có bất kỳ vấn đề nào khác thường khi biết được bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường.

Bộ phận sinh dục của bé gái

Bộ phận sinh dục của bé gái bao gồm hai phần, bên ngoài và bên trong. Âm hộ là bộ phận sinh dục ở bên ngoài cơ thể. Nó bao gồm môi lớn, môi bé, âm vật, lỗ âm đạo và lỗ niệu đạo (lỗ tiểu). Phần thịt phía trên âm hộ gọi là gò xương mu, còn bên dưới âm hộ là đáy chậu và lỗ hậu môn.

Ngoài ra, các bộ phận sinh dục bên trong vùng kín còn có: âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, màng trinh… Đây là các bộ phận mà sẽ dần hoàn thiện cả về hình dạng, kích thước và chức năng khi bé gái trưởng thành.

Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường?

Môi lớn và môi bé ở âm đạo tách ra (không bị dính)

Điều này giúp bé thuận tiện trong việc đi tiểu. Trẻ bị dính môi bé là bất thường; mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và phẫu thuật sớm. Dính môi bé là tình trạng hai môi bé (môi âm đạo nhỏ) ở bé gái dính vào nhau, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ bị dính môi bé dễ gặp khó khăn khi đi tiểu, hoặc gặp một rủi ro như nhiễm trùng, viêm vì nước tiểu bị ứ đọng, không thoát ra hết được.

Bé không bị bệnh ở vùng kín

Bé gái thường dễ bị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo do cấu tạo vùng kín phức tạp. Nếu con gãi ngứa vùng âm đạo; đi tiểu khó, đau rát, buốt; mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị tận gốc để tránh những biến chứng về sau như viêm buồng trứng, tắc vòi trứng, viêm tử cung, vô sinh…

Âm đạo không có dị tật

Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bất bình thường? Có 2 trường hợp bé bị tật âm đạo:

  • Không có âm đạo: Đây là dị tật bẩm sinh ở bé gái. Thông thường bác sĩ sẽ phát hiện điều này ngay khi đưa bé ra khỏi bụng mẹ và tiến hành làm phẫu thuật cho bé.
  • Âm đạo bị teo: Trong khi các bộ phận khác như tử cung, buồng trứng vẫn phát triển bình thường thì âm đạo của bé lại bị teo. Tình trạng này của bé khó phát hiện. Chỉ đến khi đi khám phụ khoa định kỳ cho con thì mẹ mới vô tình phát hiện ra.

Các phần bên trong âm đạo bé lành lặn

Tử cung, buồng trứng, vòi trứng không bị dị tật. Nếu bé bị dị tật, có thể sẽ gặp các trường hợp như: không có tử cung, tử cung đôi, tử cung một sừng; không có buồng trứng, có một buồng trứng, vòi trứng bị hẹp… Mẹ chỉ biết những trường hợp này khi đưa bé đi khám phụ khoa.

bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường
Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường? Mẹ biết sớm sẽ tránh được nhiều rủi ro cho con

Những hiểu lầm phổ biến về bộ phận sinh dục bé gái

Không chỉ lăn tăn bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường; nhiều mẹ còn có những hiểu lầm tai hại khiến bộ phận sinh dục các bé gái đứng trước nguy cơ viêm nhiễm.

Trẻ nhỏ khó có nguy cơ mắc viêm phụ khoa

Thực tế, không chỉ người lớn, vùng kín trẻ nhỏ; đặc biệt là bé gái cũng rất dễ bị kích ứng và là đối tượng nguy cơ của viêm âm hộ, âm đạo do thiếu các “rào chắn” sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng. Ngoài ra, âm đạo của bé gái còn có độ pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ, nên vi trùng càng có điều kiện để phát triển.

Kể cả là bé gái hay phụ nữ trưởng thành thì đều có nguy cơ bị viêm âm hộ và viêm âm đạo. Theo thống kê của Cleveland Clinic Hoa Kỳ cho biết, tình trạng viêm âm hộ và viêm âm đạo đã xuất hiện ở bé gái trong độ tuổi mới biết đi đến 62%, nên nó được xem một trong các vấn đề phụ khoa phổ biến mà bác sĩ chuyên khoa Nhi thường gặp.
Vùng kín bé gái rất dễ viêm nhiễm do cấu trúc phức tạp; cộng thêm việc thường xuyên đóng bỉm che kín hậu môn và đường tiểu.

Bé gái sẽ bị đau nếu mẹ vệ sinh vùng kín

Bộ phận sinh dục bé gái khi vệ sinh như thế nào là bình thường? Có bị đau không? Nhiều cha mẹ sợ rằng khi vệ sinh vùng kín cho con có thể sẽ làm con bị đau, nhưng không phải vậy, việc vệ sinh vùng kín cho con là hoàn toàn cần thiết. Để yên tâm hơn, cha mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng và vệ sinh vùng kín của bé với nước ấm.

Đặc biệt, trẻ từ 0-3 tuổi sẽ thường đi tiểu nhiều lần trong ngày, và đa phần ở thế thụ động. Tình trạng này khiến cho vùng kín và vùng mông của trẻ thường xuyên bị ẩm và dễ nhiễm khuẩn hơn. Do đó, cha mẹ cần quan sát tả bỉm của trẻ và thay mới khi cần, để tránh tình trạng nước tiểu làm kích ứng da của bé.

Những bất thường ở bộ phận sinh dục bé gái

Có một số trường hợp khi bộ phận sinh dục của các bé gái có những triệu chứng không giống như bình thường. Một số tình trạng bất thường ở vùng kín mà các bé gái có thể gặp phải là:

Màng trinh không có lỗ

Màng trinh là lớp màng mỏng bao phủ lỗ mở của âm đạo. Thông thường, màng trinh chỉ che một phần lỗ mở. Tuy nhiên, có một số bé gái sinh ra đã có màng trinh đóng kín hoàn toàn và che lấp lỗ mở âm đạo.

Tình trạng này khiến dịch tiết âm đạo và thậm chí là máu kinh nguyệt không thể thoát ra ngoài. Điều này có thể gây đau bụng cho các bé trong thời kỳ hành kinh vì máu vẫn còn kẹt trong âm đạo. Các bé gái gặp phải tình trạng màng trinh không có lỗ sẽ cần thực hiện thủ thuật trích rạch màng trinh.

Bạn có thể quan tâm:

Dính môi âm hộ

Dính môi âm hộ là khi các môi âm hộ dính vào nhau. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em, thường là ở các bé gái khoảng 2 tuổi. Dính môi âm hộ thường sẽ tự khỏi mà không cần thực hiện thủ thuật. Triệu chứng mà bé có thể gặp là nước tiểu tích tụ trong âm đạo, dẫn đến kích ứng, nhiễm trùng hoặc tiểu nhỏ giọt.

Không có âm đạo hoặc âm đạo ngắn

Trong một vài trường hợp hiếm gặp, bé gái khi sinh ra mà không có âm đạo, hoặc một phần âm đạo chưa hoàn thiện, hoặc cổ tử cung và tử cung chưa phát triển xong. Trường hợp còn được gọi là dị tật bẩm sinh ở bộ phận sinh dục (female genital birth defects).

Vì các bộ phận này thuộc cấu tạo bên trong của vùng kín nên đôi khi cha mẹ sẽ hơi khó để phát hiện. Do đó, khi bé gái trưởng thành sẽ dần xuất hiện các vấn đề lên quan đến vùng kín như không có kinh nguyệt (vô kinh), bên trong âm đạo có vách ngăn và gây đau.

Nguyên nhân khiến bé gái bị ngứa vùng kín

Các dấu hiệu cho thấy bé gái đang bị ngứa vùng kín như: bé cảm thấy khó chịu khi đi tiểu, thường xuyên dùng tay chà xát vùng kín, cọ quậy, bấu víu quần áo. Và dưới đây là các nguyên nhân có thể đã khiến cho bé gái bị ngứa vùng kín:

  • Xà phòng. Trước tuổi dậy thì, da của các bé vẫn còn rất mỏng. Vì vậy các hóa chất có trong xà phòng sẽ làm khô và gây ngứa bộ phận sinh dục của bé gái.
  • Nấm âm đạo. Nhiễm trùng nấm men ở vùng sinh dục nữ cũng có thể xảy ra ở những bé gái vẫn mặc tã.
  • Phát ban da. Hầu hết phát ban da là do tiếp xúc với một số chất gây kích ứng hoặc bị hăm tã, dẫn đến việc bé bị ngứa ngáy, khó chịu.
  • Vệ sinh chưa kỹ. Bộ phận sinh dục dễ bị dính cát, bụi bẩn…nên cần vệ sinh kỹ càng. Ngoài ra, bé có thể truyền vi khuẩn từ hậu môn đến vùng sinh dục nếu lau từ sau ra trước hoặc không rửa tay sau khi đi đại tiện.
  • Giun kim (pinworms). Đây là một bệnh nhiễm ký sinh trùng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chất tiết của giun kim rất khó chịu và gây ngứa dữ dội ở bộ phận sinh dục.
  • Vật lạ trong âm đạo. Các bé có thể vô tình đặt các vật thể lạ vào âm đạo và gây viêm nhiễm. Ngoài ra, giấy vệ sinh còn mắc trong âm đạo cũng dễ dẫn đến tình trạng ngứa ngáy cho bé.
  • Nhiễm trùng bàng quang. Đây là tình trạng phổ biến ở các bé nói chung vì niệu đạo lúc này còn rất ngắn.

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách

Các bước vệ sinh vùng kín cho các bé gái

Nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc quan trọng khi vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé gái là bắt đầu vệ sinh từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.

Dưới đây là hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín cho bé gái:

  • Với trẻ sơ sinh: mẹ có thể vệ sinh cho bé bằng cách giữ 2 chân của bé dang rộng và sử dụng một miếng vải mềm, sạch để lau chung quanh vùng kín, mông, hai bên bẹn cho bé. Khi muốn lau và vệ sinh vùng kín; mẹ nên dùng khăn vải mềm thấm nước chấm nhẹ thay vì chà xát mạnh, sẽ gây nên những tổn thương cho vùng da nhạy cảm.
  • Với các bé còn mặc bỉm: sau khi rửa cho bé, bạn nên để thoáng 20 phút rồi mới đóng bỉm để giúp bé luôn sạch sẽ và không bị hăm. Mẹ cũng không nên lạm dụng bỉm cả ngày cho bé mà chỉ nên mặc bỉm vào một số thời điểm nhất định để da có những khoảng thời gian thoải mái trong ngày cũng như tránh tạo môi trường nhiều vi khuẩn tấn công vùng kín của bé.
  • Trẻ từ 1 tuổi đến 10 tuổi: trẻ đã có thể đứng, ngồi xổm, mẹ có thể dễ dàng làm sạch vùng kín cho con bằng nước sạch. Tiếp đến dùng khăn vải mềm lau khô và chấm nhẹ “môi lớn” và “môi nhỏ” cho sạch.

Lưu ý

  • Vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày: trong buổi sáng và tối để giữ cho bộ phận sinh dục trẻ luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.
  • Không để bé ngồi lê la dưới nền đất: đặc biệt là khi bé mặc váy hoặc chỉ mặc quần lót. Không giặt chung đồ lót của con với bố mẹ.
  • Không dùng các dung dịch có chất tẩy mạnh: Tuyệt đối không dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín của bé, cũng không dùng nước muối loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi làm nhiệm vụ bảo vệ. Nên cho trẻ mặc đồ lót vừa đúng kích thước; chất liệu cotton thoáng và dễ hút mồ hôi.

Cách vệ sinh vùng kín cho các thiếu nữ ở tuổi dậy thì (từ 10 tuổi trở lên)

Tuổi dậy thì cũng là lúc các bé gái bắt đầu có kỳ kinh đầu tiên. Bên cạnh việc trang bị đồ dùng cá nhân và kiến thức về kinh nguyệt, việc vệ sinh vùng kín trong giai đoạn này cũng là một điều đáng được lưu ý.

Theo khuyến nghị của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bé nên vệ sinh âm hộ và hậu môn mỗi ngày trong kỳ kinh nguyệt. Sau khi đi vệ sinh, lau từ phía trước cơ thể ra phía sau, không được lau theo chiều ngược lại. Ngoài ra bé chỉ nên vệ sinh bằng nước thay vì dung dịch vệ sinh, để tránh mất đi độ pH tự nhiên của âm đạo.

Các bé gái ở tuổi dậy thì nên rửa bộ phận sinh dục bằng nước ấm vào buổi sáng và buổi tối hàng ngày. Ngoài ra, cũng nên sử dụng băng vệ sinh và tampon làm bằng cotton.

cách vệ sinh bộ phận sinh dục bé gái sơ sinh

Những sai lầm khi vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh

Dùng sữa tắm và dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín cho bé

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, do đó các hóa chất trong sữa tắm có thể dễ gây kích ứng, khô da và viêm da cho bé. Cũng như sữa tắm, dung dịch vệ sinh cũng không không phù hợp với tình trạng âm đạo của bé gái sơ sinh.

Thêm vào đó, cặn xà phòng và dung dịch vệ sinh sót lại trong các nếp gấp âm hộ cũng dễ gây viêm nhiễm cho bé.

Dùng nước muối để vệ sinh vùng kín cho bé gái

Nước muối sinh lý có tính kiềm, mà độ pH âm đạo của bé lúc này thường nghiêng về trung tính. Vì thế việc dùng nước muối để vệ sinh bộ phận sinh dục của bé gái cũng dễ làm môi trường pH âm đạo bị mất cân bằng.

Lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh vùng kín cho bé gái:

Theo khuyến nghị của ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa Nhi BV Xanhpon Hà Nội; 5 tiêu chí lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín cho bé gái như sau:
  1. Sản phẩm phải được sản xuất chủ đích dành riêng cho bé gái, để đảm bảo môi trường pH phù hợp với vùng kín của bé.
  2. Chứa các thành phần thiên nhiên được trồng theo phương pháp hữu cơ, đã được kiểm nghiệm lâm sàng trên những người bị dị ứng.
  3. Chăm sóc vùng kín trẻ nhỏ theo cơ chế: Cân bằng pH âm đạo, bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi, chống lại các nhiễm trùng và điều kiện gây viêm, ngăn ngừa và khắc phục viêm ngứa hiệu quả.
  4. Sản phẩm đó chỉ cần dùng 1 lần/ngày nhưng vẫn giúp vùng kín của bé được làm sạch nhẹ nhàng, mang lại cảm giác khô thoáng kéo dài.
  5. Dung dịch vệ sinh vùng kín cho bé gái phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Câu hỏi thường gặp

Bé gái bị ngứa bộ phận sinh dục phải làm sao?

Nếu các bé gái có dấu hiệu bị ngứa bộ phận sinh dục, các mẹ hãy thử các biện pháp sau đây để chăm sóc và giúp con giảm thiểu triệu chứng này:

  • Nên để con “thả rông” vài giờ mỗi ngày.
  • Khuyến khích con không nên gãi vùng da bị ngứa.
  • Cho con mặc quần lót làm bằng chất liệu 100% cotton.
  • Vệ sinh vùng kín cho con thường xuyên, đặc biệt sau khi con đại tiện.
  • Thay bỉm/tã thường xuyên cho con, tránh để nước tiểu thấm ngược trở lại.
  • Không tự ý sử dụng thuốc cho vùng sinh dục nếu không được kê đơn từ bác sĩ.
  • Không dùng khăn giấy ướt để vệ sinh vùng kín của con; nhất là các loại có mùi thơm.

Vì sao vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh quan trọng?

Như đã đề cập ở trên, vùng xung quanh bộ phận sinh dục của các bé gái sơ sinh còn rất mỏng manh và nhạy cảm vì cơ thể chưa sản xuất estrogen. Các tác nhân nhỏ nhất như bụi bẩn, cát, cặn xà phòng, gãi ngứa…cũng có thể khiến bé bị viêm nhiễm âm đạo, gây ngứa ngáy.

Vì thế, mẹ nên chủ động vệ sinh vùng kín cho các bé mỗi ngày. Việc làm này giúp bảo vệ vùng kín, tránh tình trạng viêm nhiễm không đáng có. Đồng thời, vệ sinh vùng kín cũng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này của bé.

Bộ phận sinh dục của bé gái

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin tổng quan về bộ phận sinh dục của các bé gái, nguyên nhân gây ngứa âm đạo, cũng như phương pháp vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé. Các mẹ hãy thực hiện theo các khuyến nghị trên để giữ cho vùng kín của con được khỏe mạnh và sạch sẽ nhé!

Cuối cùng, thêm một điều mà mẹ cần lưu ý nữa là, TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý chẩn đoán bệnh lý của con, nhất là các vấn đề liên quan đến vùng kín của con. Trong những trường hợp này để đảm bảo an toàn, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Vaginitis in Children

https://kidshealth.org/en/parents/vaginitis.html#:~:text=Vaginitis%20is%20common%20in%20girls,the%20vulva%20are%20very%20thin

Ngày truy cập: 11/2/2025

Vaginal Symptoms-Child

https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/conditions-and-symptoms/symptoms/vaginal-symptoms/

Ngày truy cập: 11/2/2025

Vaginal itching and discharge – child

https://medlineplus.gov/ency/article/003159.htm 

Ngày truy cập: 11/2/2025

Baby genitals: care and cleaning

https://raisingchildren.net.au/newborns/health-daily-care/hygiene-keeping-clean/genitals-care-cleaning 

Ngày truy cập: 11/2/2025

How should I care for my baby girl’s genitals?

https://www.babycentre.co.uk/x1053619/how-should-i-care-for-my-baby-girls-genitals 

Ngày truy cập: 11/2/2025

What are the parts of the female sexual anatomy?

https://www.plannedparenthood.org/learn/health-and-wellness/sexual-and-reproductive-anatomy/what-are-parts-female-sexual-anatomy

Ngày truy cập: 11/2/2025

x