Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/02/2020

Phòng chống đuối nước cho trẻ, những điều cha mẹ cần biết

Phòng chống đuối nước cho trẻ, những điều cha mẹ cần biết
Sự tò mò, năng động là những đặc trưng trong quá trình phát triển của trẻ mới biết đi. Bé luôn háo hức khám phá thế giới xung quanh và đặc biệt yêu thích môi trường nước. Dòng nước mát, gợn sóng lấp lánh, có thể bắn tung tóe và làm nhiều thứ nổi lên. […]

phòng chống đuối nướcSự tò mò, năng động là những đặc trưng trong quá trình phát triển của trẻ mới biết đi. Bé luôn háo hức khám phá thế giới xung quanh và đặc biệt yêu thích môi trường nước.

Dòng nước mát, gợn sóng lấp lánh, có thể bắn tung tóe và làm nhiều thứ nổi lên. Bé thấy “thế giới” này hấp dẫn nhưng lại không biết rằng nước có thể gây nguy hiểm và mình chưa đủ lớn để tự chơi với nó. Do đó, ba mẹ cần cảnh giác, phòng chống đuối nước cho con nhỏ ở môi trường sống quanh nhà và khi đi du lịch.

Marry Baby xin chia sẻ các cách phòng chống đuối nước cho bé mới biết đi trong bài viết dưới đây. Bạn hãy theo dõi nhé.

1. Tạo rào cản giữ an toàn cho bé

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên bạn nên tạo rào cản để giảm nguy cơ đuối nước và các thương tích khác do nước gây ra cho trẻ.

Khi bé chơi một mìnhkhông có người giám sát, rào cản có thể giúp phòng ngừa rủi ro từ ao, hồ, giếng, bể bơi và sông, suối quanh nhà.

Thậm chí, ngay cả các vật dụng chứa nước sinh hoạt trong nhà cũng có thể trở thành cái bẫy nguy hiểm cho trẻ mới biết đi. Bồn cầu, bồn tắm, thùng phi chứa nước, vòi hoa sen hoặc phích nước (bình thủy)… đều không an toàn cho bé.

rào chắn hồ bơi phòng chống đuối nước
Rào chắn hồ bơi phòng chống đuối nước cho bé

2. Kiểm tra môi trường nước ở nhà và nơi bé đến

Vào mùa hè, ở vùng nông thôn, trẻ thường bị đuối nước do không có người lớn giám sát. Vì thế, bạn nên kiểm tra môi trường nước quanh nhà để phòng ngừa rủi ro cho bé.

Ngay cả khi đi du lịch, bạn cũng nên để mắt tới con nhỏ, ngăn bé lại gần khu vực bể bơi, biển và bồn tắm.

3. Giữ bể bơi tại nhà an toàn

a. Hàng rào bể bơi

Nghiên cứu cho thấy hàng rào có thể ngăn ngừa hơn một nửa số vụ trẻ đuối nước ở bể bơi.

+ Đối với tất cả các loại bể bơi cố định hay bể bơi tạm thời như phao, bạn nên làm hàng rào chắn để đảm bảo an toàn cho bé.

+ Bạn nên thiết kế hàng rào cao ít nhất 1,2m trở lên và khoảng cách giữa các thanh phải nhỏ, đảm bảo bé không chui qua được.

b. Tách biệt hoàn toàn hồ bơi ra khỏi nhà

+ Bạn nên thiết kế bể bơi kín, tách biệt với không gian trong nhà.

+ Bạn cần trang bị hàng rào và cổng có chốt cách mặt đất khoảng 1,4m cho bể bơi.

+ Bạn luôn nhớ phải khóa cổng bể bơi và kiểm tra thường xuyên.

+ Bạn nên thu dọn đồ chơi sau khi bé rời khỏi bể bơi, đề phòng bé cố gắng quay lại tìm đồ.

tách hồ bơi ra khỏi nhà để giữ an toàn cho bé
Tách hồ bơi ra khỏi nhà để giữ an toàn cho bé

4. Luôn cẩn thận với các vật dụng chứa nước quanh nhà

Nhiều gia đình có ao, hồ cá, đài phun nước, nhà tắm cho chim. Những hình này tạo nên không gian sống xanh mát, giúp bé hòa nhập với thiên nhiên nhưng lại có thể gây rủi ro cho trẻ mới biết đi.

Nếu gia đình bạn sống gần kênh, mương, rạch, suối, đập thủy lợi thì càng nên quản lý con nhỏ chặt chẽ hơn.

5. Giữ bé trong nhà khi người lớn bận rộn

Trẻ mới biết đi thường lang thang tới bất cứ chỗ nào bé thấy tò mò. Khi người lớn xao lãng không để mắt tới, bé có thể gặp nguy hiểm với nước.

Ba mẹ nên để con chơi trong nhà, luôn đóng cửa nếu người lớn nấu ăn hoặc bận việc không thể chơi cùng bé.

6. Luôn cẩn thận với các vật dụng chứa nước trong nhà

Khi nhà có các vật dụng chứa nước như thùng phuy, chậu giặt to, bồn tắm, bạn phải đổ hết nước sau khi dùng.

7. Cẩn thận khi bé chơi ở khu vực nhà tắm

Phòng tắm là nơi các bé rất thích khám phá. Bạn nên để mắt tới bồn tắm, nơi có thể khiến bé bị đuối nước.

Sau khi tắm xong, bạn nhớ xả hết nước và khóa vòi bồn tắm. Cách này nhằm phòng tránh trường hợp bé bị ngã vào bồn và đuối nước lúc người lớn không để ý.

Ngoài ra, bạn cũng nên tắt chế độ nước nóng ở vòi hoa sen, đề phòng bé bị bỏng.

bồn tắm có thể gây nguy hiểm cho bé
Bồn tắm có thể gây nguy hiểm cho bé

8. Sử dụng thiết bị giám sát cảm ứng

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên bạn nên kiểm soát trẻ bằng các thiết bị giám sát cảm ứng liên tục.

Theo AAP, hầu hết các trường hợp trẻ bị đuối nước ở nhà xảy ra trong bồn tắm do sự xao lãng của người lớn.

Trong thời gian con bơi, bạn hãy xuống nước cùng bé. Nếu có việc cần ra ngoài, bạn hãy mang con theo, ngay cả khi bể có nhân viên cứu hộ.

9. Cử người giám sát bể bơi khi có tiệc

Nếu gia đình bạn tổ chức tiệc ở bể bơi, hãy cử người giám sát. Việc này rất quan trọng để đảm bảo không có trẻ nào bị ngã xuống nước.

10. Cho bé mặc áo phao lúc bơi hoặc lúc ngồi trên tàu, thuyền

Áo phao không phải là giải pháp đảm bảo an toàn 100% cho bé khi ở môi trường nước. Song, dụng cụ này sẽ giúp giảm rủi ro khi có sự cố xảy ra.

Không chỉ mặc áo phao cho bé khi đi bơi, đi biển, đi tàu, thuyền, bạn còn phải luôn giữ bé ở trong tầm tay.

11. Cho con học bơi ngay khi bé sẵn sàng

AAP khuyến nghị phụ huynh và trẻ em nên học bơi để giữ an toàn trong môi trường nước.

Nghiên cứu cho thấy cần đào tạo kỹ năng sinh tồn dưới nước và học bơi cho bé. Việc này có thể giúp giảm nguy cơ đuối nước cho trẻ, kể cả trẻ 1 – 4 tuổi.

Ba mẹ cần dựa trên nhiều yếu tố để quyết định nên cho bé học bơi vào thời gian nào. Chẳng hạn như bé có thể ở gần nước, sự trưởng thành về cảm xúc, khả năng xử lý tình huống, sức khỏe thể chất. Sở thích học bơi và mức độ hứng thú của bé đối với nước cũng là các yếu tố mà bạn cân nhắc để đưa ra quyết định.

Nếu phân vân về thời điểm cho con học bơi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ tâm lý.

cho bé học bơi để phòng chống đuối nước
Cho bé học bơi để phòng chống đuối nước

Mùa hè luôn là thời gian mà mọi trẻ em đều háo hức mong chờ và chơi với nước luôn là một thú vui được mong đợi. Ba mẹ cho con chơi trong môi trường nước nhưng cần đảm bảo an toàn cho bé.

Marry Baby hy vọng những chia sẻ về phòng chống đuối nước này sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc bảo vệ con nhỏ.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x