Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Môi bị khô và nứt nẻ là tình trạng rất thường gặp ở các em bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy những lúc này có nên dùng son môi cho trẻ em hay không? Trước khi đi tìm đáp án cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân tại sao trẻ lại hay bị nứt môi mẹ nhé.
Có rất nhiều yếu tố khiến môi trẻ bị khô và nứt. Đầu tiên có thể kể đến là thời tiết. Không chỉ mùa lạnh mà những hơi nóng mùa hè hoặc sự thay đổi của thời tiết cũng có thể gây ra tình trạng này. Đôi môi của trẻ sẽ trở nên khô, nứt nẻ và thậm chí là chảy máu.
>> Mẹ có thể tham khảo: Bé bị sưng môi trên và cách xử lý ngay để giảm đau hiệu quả
Môt nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị nứt môi đó là do trẻ thường hay liếm môi. Nước bọt sau khi bay hơi sẽ làm giảm độ ẩm của môi, khiến lớp thượng bì trên môi thô ráp và bị bong tróc ra.
Nhiều trẻ thường có thói quen cắn hoặc lấy tay xé phần da bị bong tróc khiến môi càng bị tổn thương và thậm chí là chảy máu.
Ngoài yếu tố thời tiết thì trẻ bị cảm lạnh và nghẹt mũi cũng có thể là nguyên nhân khiến môi dễ bị khô và nứt nẻ. Khi bị nghẹt mũi, trẻ thường phải thở bằng miệng khiến cho không khí liên tục đi qua môi và làm khô môi nhanh chóng.
Trẻ uống không đủ nước trong ngày cũng là nguyên nhân khiến môi bị bong tróc. Đặc biệt là những trẻ hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, hoạt động nhiều, tiếp xúc liên tục với gió và tia cực tím nên khiến môi nứt nẻ nhiều hơn.
>> Mẹ có thể tham khảo: Cách sử dụng bình tập uống nước cho bé Little Bean
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ dễ bị khô môi đó là do cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B2. Nếu nghi ngờ, mẹ có thể đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra.
Nếu bạn đang cho trẻ điều trị bằng thuốc thì khô môi có thể là một trong những tác dụng phụ của thuốc. Bạn có thể tham khảo bác sĩ về tình trạng khô môi của con để bác sĩ điều chỉnh lại lượng thuốc cho phù hợp hơn.
Nhiều người cho rằng hiện tượng khô môi ở trẻ em không quá quan trọng bởi môi trẻ sẽ tự lành lại theo thời gian. Tuy nhiên, một số khác lại quá lo lắng và dùng son dưỡng môi cho bé. Vậy các loại son trẻ em này có thực sự an toàn?
Theo các chuyên gia, ngoại trừ những loại son được thiết kế dành riêng cho trẻ em thì các loại son dưỡng môi thông thường khác đều có chứa một số thành phần không tốt cho trẻ. Cụ thể là:
Nếu mẹ vẫn lo lắng không biết các loại son dưỡng môi cho trẻ có thực sự an toàn hay không thì có thể thử tự làm son môi cho trẻ em ở nhà bằng các thành phần tự nhiên an toàn cho bé.
Công thức này rất dễ thực hiện nhưng bạn vẫn nên xem xét cẩn thận về các thành phần để đảm bảo rằng trẻ không bị dị ứng.
Thành phần: Sáp ong, dầu dừa, mật ong, viên vitamin E và tinh dầu (tùy chọn).
Chuẩn bị: 1 muỗng súp sáp ong, 1 muỗng súp dầu dừa, một ít mật ong và 2 viên vitamin E.
Cách làm: Làm tan chảy sáp ong, thêm dầu dừa, mật ong và 2 viên vitamin E. Cho vào đồ đựng, để nguội và sử dụng.
Nếu không có thời gian để tự làm son môi cho trẻ em tại nhà, bạn vẫn có thể thực hiện các cách sau đây để dưỡng môi cho bé:
Như vậy, có rất nhiều cách để dưỡng môi cho bé khi con gặp tình trạng khô môi. Nếu mẹ muốn sử dụng son dưỡng môi cho bé một cách an toàn thì nên tự làm tại nhà hoặc chọn các loại son trẻ em đến từ những thương hiệu uy tín nhé.
Xem thêm:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Baby Chapstick – Is it safe to use?
https://vividbaby.com/baby-chapstick-safe-use/ Ngày truy cập: 4/3/2021
How Best to Treat Your Newborn’s Chapped Lips
https://www.babygaga.com/chapstick-safety-for-babies-toddlers/ Ngày truy cập: 4/3/2021
Is Chapstick Safe for My Child? https://parentinghealthybabies.com/chapstick-safe-child/
Can I Give My Baby Chapstick?
Ngày truy cập: 4/3/2021
What To Know About Lip Balm For Kids
https://www.moms.com/lip-balm-safe-kids-facts/ Ngày truy cập: 4/3/2021