Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Tường Vi
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 2 tuần trước

Sốt phát ban ở trẻ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Sốt phát ban ở trẻ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Sốt phát ban ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được can thiệp y tế kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng như viêm tai giữa, co giật...

Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sốt phát ban ở trẻ.

Sốt phát ban ở trẻ là gì?

Sốt phát ban ở trẻ em là một bệnh lý gây ra bởi virus, phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Lý do là vì trẻ ở độ tuổi này sức đề kháng còn yếu nên dễ bị virus tấn công.

Triệu chứng chính của bệnh là sốt cao đột ngột trong khoảng 3-4 ngày và sau đó bắt đầu phát ban trong 2-4 ngày tiếp theo. Tuy bệnh có thể dễ dàng được kiểm soát và điều trị, tuy nhiên chúng cũng có khả năng lây lan nhanh chóng nhất là khi trẻ tiếp xúc gần với nguồn bệnh.

Các tình huống lây bệnh phổ biến là khi trẻ đi học, sống trong môi trường đông người, sử dụng chung đồ cá nhân với những cá nhân đang bị bệnh…

Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ

Những loại virus phổ biến gây sốt phát ban ở trẻ:

  • Virus Herpes 6 & 7 (HHV-6 và HHV-7): Đây là 2 chủng virus phổ biến nhất gây sốt phát ban ở trẻ, lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Trẻ thường nhiễm virus này ở trường học hoặc nhà trẻ. Khi virus xâm nhập, nó sẽ gây sốt cao đột ngột, sau đó xuất hiện ban đỏ khi sốt giảm.
  • Virus sởi: Đặc điểm của virus này chính là gây sốt cao, sau đó xuất hiện ban đỏ dạng sần, bắt đầu từ sau tai lan ra mặt và toàn thân. Trẻ có thể kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi, chảy nước mắt. Vết ban khi lặn để lại vết thâm trên da.
  • Virus Rubella (sốt ban đào): Khi virus này xâm nhập vào cơ thể, trẻ sẽ bị sốt nhẹ kéo dài khoảng 3 ngày. Ban xuất hiện từ mặt lan xuống chân, màu nhạt và dày đặc. Triệu chứng kèm theo là sưng hạch, đau khớp, và đau cơ.
Theo thông tin y tế từ bệnh viện Cleveland cung cấp, nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ em chủ yếu là do virus HHV-6 và một số ít trường hợp là do HHV-7. Cả hai loại virus này đều thuộc họ herpes virus nhưng không giống với virus herpes gây mụn rộp sinh dục hoặc loét lạnh. Ngoài ra, các tác nhân khác gây sốt phát ban ở trẻ còn từ vết cắn của bọ chét, chấy rận. Khi bị đốt, vết cắn sẽ gây ngứa dẫn đến việc trẻ gãi nhiều tạo vết thương hở, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây sốt phát ban.

Sốt phát ban ở trẻ có nguy hiểm không?

Sốt phát ban thường không gây nguy hiểm và hiếm khi gây biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, co giật do sốt cao là tình trạng hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù co giật thường nhẹ và không để lại hậu quả lâu dài, nhưng đây vẫn là mối lo đặc biệt của cha mẹ.

Sau giai đoạn sốt, một số trẻ sẽ nổi ban kéo dài từ 2-4 ngày. Phần lớn trẻ có thể hồi phục hoàn toàn tại nhà mà không cần đến sự can thiệp y tế.

Dấu hiệu và triệu chứng sốt phát ban ở trẻ

Dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị sốt phát ban bao gồm sốt cao đột ngột từ 39,5 – 40,5°C, kèm theo các triệu chứng sau:

  • Nôn mửa: Do cơ thể khó chịu khi sốt cao.
  • Tiêu chảy: Phân lỏng, đi ngoài nhiều hơn bình thường.
  • Chán ăn: Trẻ không muốn ăn do mệt mỏi.
  • Ho: Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Đau họng: Cổ họng sưng đỏ, gây cảm giác khó chịu.
  • Sổ mũi: Mũi chảy nước, có thể trong hoặc màu vàng xanh.
  • Viêm kết mạc: Mắt đỏ, có ghèn.
  • Sưng mí mắt hoặc vùng quanh mắt: Da sưng đỏ, có thể gây ngứa.
  • Sưng hạch bạch huyết: Thường gặp ở cổ hoặc sau đầu.
Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có đầy đủ các triệu chứng trên. Một số trẻ chỉ sốt và phát ban, trong khi số khác có thêm nhiều biểu hiện khác nhau. Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, mẹ nên tham vấn bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc cho con đúng cách.
Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em
Các triệu chứng của sốt phát ban có thể kéo dài đến 1 tuần.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà

Sốt phát ban ở trẻ có thể được điều trị tại nhà mà chỉ cần thuốc hạ sốt. Nói chung, sốt phát ban có thể được điều trị như bệnh sốt thông thường:

  • Cách ly: Cha mẹ nên giữ trẻ ở nhà, để tránh lây lan cho trẻ khác hoặc làm cho việc nhiễm virus trở nên trầm trọng hơn.
  • Theo dõi nhiệt độ và hạ sốt: Dùng khăn ấm lau người, nới lỏng quần áo và sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol. Trong trường hợp cha mẹ có ý định sử dụng thuốc cho trẻ thì tốt hơn hết là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc, dù đó là thuốc không cần kê đơn.
  • Bù nước và điện giải: Hãy cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả, hoặc dung dịch oresol. Sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, và toát mồ hôi là những triệu chứng phổ biến khi trẻ bị sốt phát ban, dễ dẫn đến mất nước nghiêm trọng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Ưu tiên các món lỏng, dễ tiêu hoá và cấp nước. Để giảm triệu chứng ho, mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như tắc chưng đường phèn, gừng hấp mật ong.
Lưu ý không được sử dụng kháng sinh cho trẻ, vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm dẫn đến nguy cơ hệ miễn dịch của trẻ chống lại kháng sinh sau này. Nếu tình trạng của bé không thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Trẻ bị sốt phát ban cần được cho bổ sung nước liên tục để tránh mất nước.
Trẻ bị sốt phát ban cần được cho bổ sung nước liên tục để tránh mất nước.

Khi nào trẻ em bị sốt phát ban cần được chăm sóc tại bệnh viện?

Dù sốt phát ban có thể dễ dàng tự điều trị tại nhà, nhưng nếu trẻ có các triệu chứng dưới đây mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Sốt cao trên 39°C kéo dài hơn 24 giờ.
  • Trẻ không khỏe hoặc hoạt động bất thường sau khi hết sốt.
  • Co giật do sốt, đặc biệt nếu đã từng bị trước đây.
  • Ban đỏ gây ngứa hoặc đau.
  • Các dấu hiệu mất nước như lưỡi khô, không chảy nước mắt khi khóc.
  • Trẻ có tiền sử bệnh lý nền như suy giảm miễn dịch hoặc bệnh tim.

Mẹ cần theo dõi sát sao các triệu chứng của sốt phát ban ở trẻ và liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Điều này đảm bảo trẻ được chăm sóc và điều trị kịp thời và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm nếu sốt cao kéo dài.

Phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ

Mặc dù hiện tại vẫn chưa có vắc-xin đặc trị sốt phát ban, nhưng mẹ cũng có thể chủ động phòng ngừa cho bé. Giữ vệ sinh cho trẻ là mấu chốt quan trọng trong việc phòng ngừa căn bệnh lây lây lan từ virus này.

Rửa tay là một trong những cách hữu hiệu để ngăn ngừa nhiễm trùng do virus và ngăn chặn sự lây lan khi tiếp xúc với người khác. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý những điểm sau để phòng ngừa sốt phát ban cho bé hiệu quả:

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường dễ gây bệnh, cách ly với trẻ bệnh sốt phát ban, người lớn mắc bệnh sởi
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa theo lịch tiêm chủng quốc gia: mũi 1 vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, mũi 2 nhắc lại vắc xin sởi – rubella lúc trẻ 18 tháng tuổi
  • Nâng cao sức đề kháng cơ thể cho trẻ thông qua ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các vitamin, khoáng chất…
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, các vật dụng xung quanh trẻ cũng nên được giữ gìn sạch sẽ
  • Vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn.
Để phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý đến vệ sinh cá nhân nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Sốt phát ban có tắm được không?

Câu trả lời là có. Tắm nước ấm giúp làm sạch da, giữ vệ sinh và giảm khó chịu cho trẻ. Bởi đây là căn bệnh cần được giữ vệ sinh liên tục để giúp hạn chế lây lan cho những người ở gần.

2. Trẻ có thể bị nhiễm sốt phát ban trở lại sau khi đã từng bị không?

Theo chuyên gia từ Bệnh viện Cleveland Clinic, trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều hơn một lần trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, sau khi mắc bệnh lần đầu tiên cơ thể của trẻ sẽ bắt đầu có hệ miễn dịch, nên khả năng mắc bệnh trở lại cũng tương đối ít; trừ trường hợp trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.

Kết luận

Sốt phát ban ở trẻ là căn bệnh do virus phổ biến và dễ chăm sóc tại nhà. Việc theo dõi, chăm sóc đúng cách và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Quan trọng là mẹ phải đảm bảo giữ vệ sinh cho bé và cả nhà cửa, để hạn chế tối đa việc lây bệnh cho người khác. Đừng quên liên hệ bác sĩ khi bé có triệu chứng bất thường để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé nhé!

Bạn có thể quan tâm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Roseola

https://www.nhs.uk/conditions/roseola/

Ngày truy cập: 6/12/2024 

Typhus

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/typhus

Ngày truy cập: 6/12/2024 

Roseola – Symptoms & causes

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15785-roseola-infantumsixth-disease#symptoms-and-causes

Ngày truy cập: 6/12/2024

Differential Diagnosis of Dengue with Rash

https://www.cdc.gov/dengue/training/cme/ccm/Fifth_Disease_F.pdf

Ngày truy cập: 6/12/2024

Roseola Infantum

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448190/

Ngày truy cập: 6/12/2024

Roseola Infantum

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448190/

Ngày truy cập: 12/12/2024

Roseola infantum

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/roseola-infantum

Ngày truy cập: 12/12/2024

x