Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sốt xuất huyết ở trẻ em vốn dĩ không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu lơ là triệu chứng ban đầu, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Sốt xuất huyết hay có tên khoa học chính xác là sốt xuất huyết do virus là một nhóm các bệnh do một số họ virus sau: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus gây ra. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt.
Vật truyền bệnh từ người sang người là muỗi, đặc biệt là muỗi vằn. Loại muỗi này thường cư trú ở trong góc tối, nơi ẩm thấp và hoạt động bất kể ngày đêm.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng như người lớn đều có chung 2 nguyên nhân gây bệnh:
Thông thường trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ ngày đầu tiên bé sốt. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý thời điểm đó có phải đang trong giai đoạn bùng phát dịch sốt xuất huyết, hoặc người xung quanh có ai đang mắc bệnh hay không.
Giai đoạn khởi phát, ngày 1-2: Trẻ sốt cao, đột ngột, mặt ửng đỏ, cổ họng đỏ nhưng không đau. Lúc này, mẹ chưa cần đưa bé đến bệnh viện, có thể giữ ở nhà để theo dõi thêm.
Nếu trẻ vẫn có dấu hiệu sốt cao, mẹ nên thử tìm các dấu hiệu xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ.
Giai đoạn tăng trưởng, ngày thứ 3: Các triệu chứng sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn. Ngoài sốt cao, bé có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng.
Giai đoạn chuyển biến, ngày thứ 4-5: Các triệu chứng rõ ràng hơn. Bé có những vết ban đỏ khắp người, sốt cao, chảy máu cam…
Nếu thấy những dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, người lờ đờ, đau bụng, nôn ói, chảy máu nhiều, tay chân lạnh… mẹ nên đưa bé đến bệnh viện.
Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết giai đoạn nhũ nhi hay khi con đang lớn đều tuân thủ theo các nguyên tắc chính như sau:
Khi bị sốt, cơ thể bé sẽ bị mất nước kèm với những triệu chứng mệt mỏi, ăn kém càng làm cho trẻ trở nên thiếu nước hơn. Vì vậy, mẹ cần khuyến khích bé uống thật nhiều nước. Trẻ dưới 5 tuổi uống khoảng từ 500-1500ml nước, trẻ trên 5 tuổi uống 2.000-2.500ml.
Quá trình bù nước rất quan trọng trong việc điều trị sốt xuất huyết cho trẻ em. Đặc biệt là khoảng thời gian 24 – 48 giờ sau khi bé hết sốt. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của sốt xuất huyết.
Khi bị sốt cao, cơ thể vã mồ hôi khiến trẻ bị mất nước rất nhiều. Vì thế việc bổ sung nước sẽ giúp duy trì chất lỏng để hạ sốt và giảm đau cơ bắp.
Bạn có thể cho trẻ uống nước cam, nước chanh hoặc nước ép trái cây khác. Trong lúc mệt mỏi, những món ăn nhuyễn, lỏng như cháo, súp sẽ giúp trẻ dễ ăn và tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, thức ăn lỏng cũng giúp bổ sung nước trong lúc cơ thể đang bị thiếu hụt trầm trọng.
Bạn nên vệ sinh phòng ngủ, giường chiếu và giữ nhiệt độ phòng mát mẻ để mang đến cảm giác dễ chịu cho bé.
Âm nhạc thiền hoặc âm nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, du dương cũng xoa dịu tâm trí giúp trẻ dễ chìm vào giấc ngủ.
Lúc sốt, nhiệt độ cơ thể của bé tăng cao, bạn nên cho con mặc quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi. Bạn cần thường xuyên dùng khăn mềm lau mồ hôi ở lưng và ngực cho con. Điều này giúp tránh cho việc trẻ đổ mồ hôi ướt áo rồi lại bị thấm ngược vào da khiến bé bị nhiễm lạnh.
Chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt theo kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng thuốc Ibufrophen, Aspirin để hạ sốt. Thuốc này rất có hại đối với người bị bệnh sốt xuất huyết vì dễ gây xuất huyết nặng.
Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc khi sử dụng các bài thuốc dân gian chữa sốt xuất huyết. Vì các loại thảo dược, cỏ cây có thể không an toàn cho trẻ.
Ngoài dùng miếng dán hạ sốt bán ở các nhà thuốc, bạn có thể hạ sốt cho con theo các cách sau:
Trẻ đi tiểu 4 – 6 giờ/lần là bình thường. Tuy nhiên, nếu trong khoảng thời gian này trẻ không tiểu có nghĩa là cơ thể của bé đang bị thiếu nước nghiêm trọng.
Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi màu sắc nước tiểu của bé để dự đoán tình trạng bệnh tình. Ví dụ, nước tiểu trong hoặc hơi ngả màu là dấu hiệu bình thường, nước tiểu vàng là biểu hiện trẻ đang bị thiếu nước. Nước tiểu có lẫn máu là dấu hiệu bé có thể đang bị xuất huyết bên trong. Lúc này, bạn cần đưa ngay con đến bệnh viện để điều trị.
Cho bé ăn thức ăn ở dạng lỏng, nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, sữa. Đặc biệt, cần cung cấp thêm các loại vitamin nhóm A, B, C nhằm tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh.
Khi bị sốt xuất huyết, trẻ cần nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, không cho trẻ tiếp xúc với mưa, nắng. Mặc quần áo rộng rãi, lau người bằng khăn ấm để tránh sốt cao gây co giật.
Bé bị sốt xuất huyết có được tắm không? Trẻ bị sốt xuất huyết có thể tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tắm cho con để tránh nguy cơ chảy máu dưới da.
Trẻ sốt xuất huyết 3 – 7 ngày, các triệu chứng có thể giảm rõ rệt. Song tính chất của bệnh thì chưa thể đánh giá được và lúc này dễ xảy ra các biến chứng như tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu. Chính vì thế, việc tắm gội, kỳ cọ có thể gây nguy hiểm cho bé.
Tốt nhất bạn chỉ nên nhẹ nhàng lau người và thay quần áo cho con hàng ngày.
Điều đặc biệt cần tránh là không được cho trẻ tắm nước lạnh. Vì việc tắm nước lạnh sẽ làm cho mạch ngoài da bị co lại, mạch nội tạng giãn ra gây nguy cơ tử vong cao.
Bệnh sốt xuất huyết khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao, mất nước và gặp nguy hiểm nếu không được theo dõi và chăm sóc chu đáo. Vì thế, mẹ cần đặc biệt cẩn thận khi tự chăm sóc con tại nhà. Nếu mẹ chưa biết bé bị sốt xuất huyết có được tắm không thì câu trả lời là nên hạn chế càng nhiều càng tốt, mẹ nhé.
Khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết nhiều mẹ mắc phải một sốt sai lầm khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Đó có thể là áp dụng bài thuốc dân giang không đúng hay tự ý chuẩn đoán tình trạng bệnh và cho bé uống thuốc… Có những lúc mẹ cần nói “không” để tránh ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
1. Không nên cạo gió, cắt lễ vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
2. Không tự ý cho trẻ uống thuốc. Không hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen.
3. Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì đã có không ít trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc hay vắc xin chủng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ, cách hiệu quả nhất vẫn là phòng chống bệnh. Để tránh bị muỗi đốt nên cho trẻ ngủ màn kể cả ngày lẫn đêm. Phun thuốc diệt muỗi theo định kỳ xung quanh nhà.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.