Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 21/06/2023

Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội

Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội
Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nguyên nhân có thể là do thiếu sức đề kháng. Vậy đâu là cách bổ sung sức đề kháng cho bé khỏe mạnh, tránh xa bệnh tât? Cha mẹ nên tham khảo bài viết này nhé!

Đầu tiên, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao cần tăng cường sức đề kháng cho bé nhé!

1. Tại sao cần tăng đề kháng cho bé?

Trong những năm đầu đời, cơ thể bé đang trong quá trình phát triển. Sức đề kháng hay rộng hơn là hệ miễn dịch của bé cũng chưa hoàn chỉnh. Nếu không đủ sức đề kháng, cơ thể bé dễ mắc nhiều bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus, hệ thống tiêu hóa, hô hấp,…

Sức đề kháng của trẻ là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập có hại; giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt và tránh tình trạng trẻ thường xuyên ốm vặt. Vì vậy, việc tăng sức đề kháng cho bé sẽ giúp trẻ ăn ngon và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn; luôn khỏe mạnh và lớn nhanh mỗi ngày.

2. Dấu hiệu bé đang có đề kháng yếu

dấu hiệu cho thấy bé có đề kháng yếu

Bé có đề kháng, hệ miễn dịch yếu sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Dễ mắc bệnh: Hệ miễn dịch của bé càng kém thì bé càng dễ ốm hơn. Trẻ dễ mắc các loại bệnh về đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, viêm họng… Thậm chí có những trẻ còn mắc các loại bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm hơn như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sốt xuất huyết…
  • Vết thương lâu lành: Các vết thương nhẹ, các vết bầm mất quá nhiều thời gian để lành lại cũng là dấu hiệu đề kháng yếu.
  • Trẻ bị mất nước: Những biểu hiện mất nước dễ thấy ở bé như da khô, môi lưỡi khô; trẻ khát nước nhiều hơn; tiểu tiện ít hơn và khi khóc ít có nước mắt.
  • Trẻ chậm tăng cân: Hệ miễn dịch và đề kháng yếu cũng khiến bị chậm tăng cân và phát triển chậm hơn bình thường.
  • Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng: Hệ miễn dịch kém dẫn đến tình trạng biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ. Các dấu hiệu khi bé thiếu dinh dưỡng chính là da và tóc thay đổi; móng tay giòn, dễ bị bầm tím; và khả năng tập trung kém.

Những dấu hiệu này cho thấy bé có sức đề kháng kém, cha mẹ cần lưu tâm để tăng sức đề kháng cho bé ngay.

3. Tăng đề kháng cho bé theo độ tuổi như thế nào?

Cách tăng đề kháng cho bé như thế nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Trẻ sơ sinh sẽ có cách tăng cường sức đề kháng không giống với cách tăng cường sức đề kháng cho bé trên 1 tuổi.

  • Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh: Trong giai đoạn 6 tháng đầu, sữa mẹ chính là một nguồn dưỡng chất tuyệt vời của trẻ. Sữa mẹ chứa yếu tố chống nhiễm khuẩn, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bé chống lại các bệnh về tiêu chảy, viêm phổi,…
  • Cách tăng sức đề kháng cho bé trên 1 tuổi: Hệ thống miễn dịch của bé 1 tuổi cũng chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy, bé cũng dễ bị mắc nhiều bệnh. Để tăng cường sức đề kháng cho bé đúng cách và hiệu quả, cha mẹ nên cho bé ăn một chế độ đầy đủ dinh dưỡng; bổ sung vitamin, khoáng chất cho bé; đảm bảo cho bé tiêm phòng đầy đủ; ngủ đủ giấc; vận động thường xuyên;…
  • Chi tiết các cách tăng cường đề kháng cho bé sẽ nằm ở phần tiếp theo. Những cách này có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ trên 1 tuổi.

    4. Cách tăng cường đề kháng cho trẻ hiệu quả

    4.1 Cho bé ăn theo chế độ đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây

    bổ sung rau củ quả trái cây

    Một cách để tăng đề kháng cho bé khỏe mạnh chính là bổ sung một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Vậy nên cho bé ăn gì để tăng cường sức đề kháng?

    Một bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất gồm: Chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm có trong các loại thịt, hải sản, trứng sữa, đậu,… Chất béo có trong quả bơ, phô mai, cá có chất béo, các loại hạt , dầu,… Tinh bột thì có trong các loại ngũ cốc, khoai, bắp,…

    Và đặc biệt, mẹ nên tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn cho bé. Trong rau xanh và các loại trái cây đều chứa nhiều vitamin. Nhất là vitamin C và chất chống oxy hóa. Đây là những chất cần thiết cho một hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh.

    Vậy cần bổ sung vitamin và khoáng chất gì cho bé? Mẹ hãy đọc phần tiếp theo nhé!

    4.2 Bổ sung vitamin, khoáng chất cho bé

    Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất chính là một cách tăng đề kháng cho bé khỏe mạnh. Vậy trẻ sơ sinh cũng như trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?

    Trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi cần bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết như: Vitamin A, B, C, D, K, Kali, Kẽm, Sắt, Canxi, Selen, Crom,… để cải thiện vị giác, ăn ngon, dễ tiêu, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, kháng virus và tăng cường đề kháng để bé ít ốm vặt.

    Các vitamin và chất khoáng này sẽ có nhiều trong thịt nạc, thịt cá, gan động vật, hải sản, sữa, các loại rau củ màu đỏ, cam và xanh đậm.

    Nếu bé không chịu ăn hoặc biếng ăn, cha mẹ có thể cân nhắc cho bé sử dụng vitamin tổng hợp.

    4.3 Đảm bảo cho bé tiêm phòng đầy đủ

    tăng đề kháng cho bé bằng cách tiêm phòng đầy đủ

    Vắc-xin bảo vệ bé khỏi tất cả các loại bệnh tật; cũng là một cách tăng đề kháng cho bé hiệu quả. Cha mẹ có thể hỏi bác sĩ hoặc dựa vào Danh sách các loại tiêm phòng bé cần tiêm để biết bé đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa.

    Một trong những bệnh bé dễ mắc ở các độ tuổi chính là bệnh cúm. CDC khuyến cáo tất cả mọi trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên cần được chích vắc-xin cúm hàng năm.

    >> Cha mẹ có thể tham khảo: Tiêm phòng cúm cho trẻ vào thời điểm nào là an toàn? Những lưu ý quan trọng

    4.4 Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc

    đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

    Một cách để tăng cường sức đề kháng của bé tiếp theo chính là cho bé ngủ đủ giấc. Tất cả chúng ta, kể cả trẻ em đều cần ngủ nạp lại năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể, não bộ phát triển cũng như tăng sức đề kháng.

    Thời lượng giấc ngủ mà một đứa trẻ cần thay đổi theo độ tuổi:

    • Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi cần ngủ từ 14-17 giờ. Trẻ từ 4-12 tháng cần ngủ từ 12-16 giờ.
    • Trẻ em trong độ tuổi từ 1-2 cần từ 11-14 giờ.
    • Trẻ em từ 3-5 tuổi nên ngủ từ 10-13 giờ.
    • Trẻ em từ 6-12 tuổi nên ngủ từ 9-12 giờ.
    • Trẻ trong độ tuổi từ 13-18 cần 8-10 giờ.

    Mẹ cũng có thể dựa vào Bảng thời gian đi ngủ của trẻ ở từng độ tuổi này để cho bé ngủ hợp lý.

    Cha mẹ có thể giúp bé dễ dễ ngủ và ngủ ngon bằng cách ru, hát, kể chuyện, massage,… và tuân theo một lịch trình ngủ đều đặn.

    >> Cha mẹ có thể tham khảo: 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

    4.5 Đảm bảo cho bé vận động thường xuyên

    Vận động sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật. Chính vì thế, cho bé vận động thường xuyên chính là một cách tăng đề kháng cho bé hữu hiệu.

    Cha mẹ không cần bắt bé phải tập những bài tập thể dục quá nặng. Tùy theo độ tuổi, cha mẹ có thể cho bé đi dạo công viên, đạp xe, bơi lội, chơi thể thao,…

    4.6 Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng

    Lượng kháng thể trẻ nhận từ mẹ sẽ ngày càng giảm từ khi bắt đầu cai sữa. Phải đợi thêm 3-4 nữa thì hệ thống miễn dịch của bé mới dần hoàn thiện. Trong thời gian này, bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng chính là một cách tăng cường đề kháng cho bé hiệu quả.

    Vậy cần bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho bé trong bao lâu? Hầu hết trẻ bắt đầu cải thiện hệ miễn dịch khi sử dụng thuốc tăng đề kháng ít nhất sau 1 tháng sử dụng. Biểu hiện rõ ràng nhất là trẻ ăn ngon miệng hơn, da dẻ hồng hào khoẻ mạnh, phổng phao lên, ít xảy ra tình trạng ốm vặt ho cảm của trẻ nhỏ.

    4.7 Áp dụng những biện pháp phòng bệnh cho bé

    Phòng bệnh cho bé

    Mục đích của việc tăng đề kháng chính là để phòng tránh bệnh cho bé. Như vậy để có thể phòng bệnh, cha mẹ nên có một số biện pháp thích hợp như:

    • Cho bé đeo khẩu trang nơi đông người.
    • Hạn chế cho bé tiếp xúc với những bệnh nhân khác.
    • Nên mua sẵn thuốc chữa bệnh không cần kê toa để sẵn ở nhà.
    • Rửa tay sạch cho bé bằng xà phòng trước và sau khi ăn; sau khi đi chơi về, sau khi đi vệ sinh.

    5. Lưu ý gì khi tăng đề kháng cho bé?

    Trên đây là toàn bộ những cách bổ sung sức đề kháng cho bé. Đối với các bé sơ sinh thì sữa mẹ chính là nguồn tăng cường đề kháng tốt nhất cho bé; đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đủ chất, nhiều rau xanh và trái cây. Cho bé tiêm đủ mũi vắc-xin, ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, bổ sung thực phẩm chức năng và có biện pháp phòng bệnh cũng là những cách tăng đề kháng hiệu quả cho bé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Boosting your child’s immune system
    https://www.health.harvard.edu/blog/boosting-your-childs-immune-system-202110122614
    Ngày truy cập: 06/12/2022

    2. How To Build Up Your Kid’s Immune System
    https://health.clevelandclinic.org/how-to-boost-your-kids-immunity/
    Ngày truy cập: 06/12/2022

    3. 9 ways to build healthy immune systems in children
    https://coronavirus.providence.org/blog/uf/608979993?streamId=6802170
    Ngày truy cập: 06/12/2022

    4. How to strengthen your child’s immune system with whole foods
    https://health.choc.org/how-to-strengthen-your-childs-immune-system-with-whole-foods/
    Ngày truy cập: 06/12/2022

    5. Kids and the Immune System
    https://www.choc.org/health-topics/kids-immune-system/
    Ngày truy cập: 06/12/2022

    x