Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 30/01/2023

Top 16+ thực phẩm bổ sung kẽm cho bé mau ăn chóng lớn

Top 16+ thực phẩm bổ sung kẽm cho bé mau ăn chóng lớn
Đôi khi, mẹ thấy trẻ chán ăn, giảm bú, chậm tiêu, táo bón, khó ngủ hoặc móng giòn dễ gãy và có đốm trắng. Đấy có thể là dấu hiệu bé bị thiếu kẽm. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này, hãy bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm chứa kẽm ngay nhé!

Dưới đây là top 16 loại thực phẩm giàu kẽm để bổ sung cho bé. Nhưng trước tiên mẹ cũng nên biết kẽm có vai trò gì cho sự phát triển của bé.

1. Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của bé

Trẻ em cần kẽm để tăng trưởng và phát triển. Vai trò của kẽm đối với trẻ em gồm có:

  • Kẽm hỗ trợ sự phát triển trí não và nhận thức ở trẻ.
  • Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.
  • Kẽm giúp hỗ trợ và duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương.
  • Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào.
  • Nếu cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục.

    Vậy mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa kẽm cho bé như thế nào mới hợp lý?

    2. Liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ theo độ tuổi

    Dưới đây là lượng kẽm mẹ nên bổ sung kẽm cho bé theo từng tháng tuổi:

    • Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 2mg.
    • Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: 3mg.
    • Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg.
    • Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg.
    • Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg.
    • Trẻ từ 14-18 tuổi: 11mg.

    Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất. CDC Hoa Kỳ cũng khuyến khích trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên bổ sung dưỡng chất và bú hoàn toàn sữa mẹ.

    Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn dặm cũng như lượng sữa bú mẹ giảm dần; do đó, mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng các loại thực phẩm giàu kẽm hoặc là thực phẩm chức năng theo hướng dẫn bác sĩ.

    Vậy những thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm bao gồm gì?

    3. Top 16 thực phẩm bổ sung kẽm cho bé ăn dặm

    Bé bị thiếu chất kẽm nên ăn gì? Dưới đây là 16 loại thực phẩm tốt nhất có hàm lượng kẽm cao mẹ nên bổ sung cho bé.

    3.1 Hàu

    hàu
    Hàu đứng đầu danh sách thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho bé

    Hàu là loại hải sản đứng đầu danh sách thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho bé. Trong 100g thịt hàu có chứa đến 20,25mg kẽm. Ngoài ra, hàu cũng rất giàu protein, ít calorie, giàu các loại chất khoáng và vitamin như vitamin C, B12 và sắt.

    Do hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng nên bé đã đủ 7 tháng tuổi trở lên cha mẹ hẳn nên cho bé ăn hàu. Cháo hàu có lẽ là món ăn dễ nấu và được nhiều bé thích.

    3.2 Thịt bò

    Thịt bò nằm ở vị trí thứ 2 trong danh sách các thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho trẻ. Trong 100g thịt bò có chứa đến 8mg kẽm.

    Ngoài ra, thịt bò là thực phẩm giàu protein chất lượng cao có tác dụng duy trì và phát triển khối lượng cơ bắp. Thịt bò còn là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng đa dạng như vitamin B12, kẽm, sắt…

    Thông thường, trẻ có thể bắt đầu ăn thịt bò ở khoảng 7 tháng tuổi. Mẹ nên bắt đầu với thịt bò xay nhuyễn vì trẻ không có răng hàm để nhai.

    >> Mẹ xem thêm: Cách nấu, chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm từ 7-9 tháng tuổi

    3.3 Ngũ cốc

    Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? Không còn nghi ngờ gì nữa, ngũ cốc nguyên hạt chính là nhân tố thứ 3 trong danh sách thực phẩm bổ sung kẽm cho bé biếng ăn. 62g yến mạch có chứa khoảng 0,9mg kẽm. Tương tự, 62g gạo nâu có chứa khoảng 0,6mg kẽm. Một lát bánh mì nguyên hạt có chứa 0,5mg kẽm.

    Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ có thể cho bé tập làm quen với bột ngũ cốc vì từ giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã dần phát triển và tiêu hóa được tinh bột.

    3.4 Cua biển

    cua biển
    Cua biển là thực phẩm giàu chứa nhiều kẽm mẹ nên bổ sung cho bé

    Trong 100g thịt cua biển chứa đến 6,4mg kẽm. Ngoài ra cua còn giàu protein, vitamin, magie, giúp tim mạch và cơ bắp của bé hoạt động tốt.

    Bé từ 7 tháng tuổi trở đi có thể ăn thịt cua biển. Mẹ có thể nấu cháo cua hoặc súp cua hoặc đơn giản là cua luộc để bé ăn.

    3.5 Nấm

    Nấm cũng là thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung cho bé. Cứ 100g nấm sẽ cho khoảng 1,4mg kẽm và nhiều vitamin có lợi. Do đó mẹ nên tận dụng thực phẩm này để nấu cháo, xào cùng rau,…

    Tuy nhiên, nấm thuộc thực phẩm dễ gây ngộ độc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, cha mẹ có thể bắt đầu cho con ăn nấm khi bé được 10 – 12 tháng tuổi trở đi.

    3.6 Tôm hùm

    tôm là một trong những thực phẩm bổ sung kẽm cho bé
    Tôm hùm – hải sản là thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung cho bé

    Tôm hùm cũng là một thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung cho bé. Trong 100g thịt tôm hùm chứa 2mg kém. Ngoài ra tôm hùm còn chứa vitamin B12, protein và canxi. Do đó, mẹ có thể sử dụng thịt tôm để làm cháo tôm, salad tôm đều rất hấp dẫn.

    Mẹ có thể cho bé bắt đầu làm quen với tôm hùm khoảng 9 tháng tuổi với 1 lượng nhỏ. Đến 12 tháng tuổi, cơ thể bé đã có thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ tôm hùm một cách hiệu quả.

    3.7 Yến mạch

    Yến mạch cũng nằm trong danh sách những thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho bé. Bởi vì, 100g yến mạch chứa đến 2,35mg kẽm. Ngoài ra, yến mạch còn chứa nhiều chất xơ, protein, sắt, selen, kẽm, vitamin B1.

    Yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bé được 6 – 7 tháng tuổi. Mẹ có thể nấu cháo yến mạch cho bé, cũng như nấu yến mạch với sữa, rắc yến mạch lên sữa chua đều vô cùng ngon.

    3.8 Mầm lúa mì

    mầm lúa mì
    Mầm lúa mì cũng là thực phẩm bổ sung kẽm cho bé

    Mầm lúa mì cũng thuộc danh sách thực phẩm dồi dào kẽm thích hợp cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Trung bình 100g mầm lúa mì sẽ có khoảng 17mg kẽm, tương đương với hơn 100% nhu cầu thực tế của các bé.

    Ngoài ra, mầm lúa mì còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như natri, kali, acid Folic, vitamin A, C..

    3.9 Các loại trái cây

    Các loại trái cây chứa nhiều kem gồm có lựu, mận, quýt, chuối, bơ, dâu tây… Trong 100g các loại quả này có thể chứa đến 1mg kẽm, tương đối nhiều so với nhiều loại trái cây khác. Ngoài ra trong các loại quả trên còn chứa nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiều bệnh.

    Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn trái cây cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

    >> Mẹ có thể tham khảo: Tại sao kẽm quan trọng đối với cơ thể và top các loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất

    3.10 Rau củ quả

    Một số loại rau củ quả như nấm, cải bó xôi, bông cải xanh và tỏi là nguồn thức ăn bổ sung kẽm cho bé rất tuyệt vời; đồng thời cũng rất giàu vitamin và khoáng chất. Trong 125g rau củ các loại như nấm, bông cải… có chứa khoảng 0,4mg kẽm (tương đương 2%) nhu cầu sắt mỗi ngày.

    Đây sẽ là những nguồn thực phẩm quan trọng để bổ sung kẽm cho bé biếng ăn từ 6 tháng tuổi trở lên mà lại không chứa quá nhiều calories.

    3.11 Chocolate đen

    Chocolate đen giúp cung cấp kẽm cho bé
    Chocolate đen là một trong những thực phẩm giúp cung cấp, bổ sung kẽm cho bé

    Chocolate đen, một nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, mẹ nên giới hạn khối lượng chocolate đen trẻ ăn không quá một thanh (khoảng 28g) trong 1 ngày nhé.

    Mẹ lưu ý rằng, chocolate đen chỉ thích hợp cho bé từ 2 tuổi trở lên thôi nhé!

    3.12 Thịt ức gà

    Nói đến thực phẩm giàu kẽm thì không thể không nhắc đến ức gà. Trong 100g thịt ức gà chứa đến 0,8mg kẽm. Ngoài ra ức gà còn chứa đến 28,04gr protein, các vitamin như B6, B12, A, E,…

    Với ức gà mẹ có thể chế biến thành nhiều món cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên như cháo gà, súp gà, salad gà, gà kho gừng, tiệu,…

    3.13 Các loại hạt

    Các loại hạt - Thực phẩm bổ sung kẽm cho bé
    Các loại hạt cũng là thực phẩm bổ sung một lượng kẽm thiết yếu hằng ngày cho bé.

    Các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt bí, hạt điều, đậu phộng, hạt chia cũng bổ sung một lượng kẽm thiết yếu hằng ngày cho bé trên 6 tháng tuổi. Mẹ có thể làm gỏi và rắc đậu phộng lên cho bé thưởng thức hay cho bé ăn kèm hạt điều với salad, sữa chua…

    3.14 Trứng gà

    Ngoài được biết đến là thực phẩm giàu protein, trứng gà cũng là một thực phẩm dồi dào kẽm mẹ nên bổ sung cho bé. Trung bình cứ 100mg lòng đỏ trứng sẽ cho khoảng 2.5mg kẽm.

    Trứng gà nấu được nhiều món như cháo trứng gà, trứng gà nướng, trứng chiên, canh trứng cà chua,… Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn trứng gà và bắt đầu từ 1/2 quả trứng.

    3.15 Sữa và sản phẩm từ sữa

    Sữa và các sản phẩm từ sữa
    Sữa và sản phẩm từ sữa

    Sữa động vật nói chung và sữa chua, phô mai nói riêng là nguồn cung cấp canxi cần thiết cho trẻ. Đặc biệt sữa và các chế phẩm từ sữa cũng là thực phẩm giàu kẽm cho bé. Các mẹ nhớ cho con uống sữa để bổ sung kẽm cho bé.

    Do sữa động vật có thể khiến bé khó tiêu nên mẹ lưu ý chỉ nên cho trẻ trên 2 tuổi uống sữa thôi nhé!

    3.16 Sườn lợn

    Trong 100g sườn lợn sẽ cho khoảng 2,9mg kẽm. Vì vậy, sườn lợn cũng là một thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung vào bữa ăn cho bé.

    Tương tự như nhiều loại thịt khác, bé từ 6 tháng trở lên có thể ăn được sườn lợn. Với sườn lợn, mẹ có thể nấu nước dùng, rim, xào hoặc nấu canh cho bé đều vô cùng thơm ngon.

    Trên đây là top 16 thực phẩm giúp bổ sung kẽm cho bé yêu nhà mình. Kẽm có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí não, thể chất và trao đổi chất của bé. Vì vậy mẹ nên bổ sung kẽm cho bé đầy đủ.

    Lưu ý rằng một số thực phẩm bên trên có thể khiến bé dị ứng. Nếu thấy bé có bất cứ dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở,… hãy cho bé dừng ăn ngay mẹ nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Zinc
    https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-zinc/art-20366112
    Ngày truy cập: 13/12/2022

    2. Foods high in zinc
    https://www.healthdirect.gov.au/foods-high-in-zinc
    Ngày truy cập: 13/12/2022

    3. Zinc
    https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional/
    Ngày truy cập: 13/12/2022

    4. Zinc
    https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/zinc/
    Ngày truy cập: 13/12/2022

    5. Zinc and its importance for human health: An integrative review
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3724376/
    Ngày truy cập: 13/12/2022

    x