Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nội dung bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh hay thuốc đạn hạ sốt (Acetaminophen Rectal) thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như: đau cơ, đau đầu, đau lưng, viêm khớp, cảm lạnh, đau răng và sốt.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ khác nhau như miếng dán hạ sốt cho trẻ, thuốc hạ sốt dạng gói, dạng siro, viên uống và viên đặt hậu môn… Trong những loại này, không có loại nào được cho là tốt nhất mà bác sĩ sẽ thường chỉ định sử dụng dựa trên triệu chứng, thể trạng và tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.
Ngoài paracetamol, thị trường còn có một số sản phẩm thương mại khác tùy theo nhãn hàng sản xuất, ví dụ như: Hapacol, Tylenol, Efferalgan, Panadol…
Để biết chính xác liều dùng, đặc biệt là khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo, có thể không phù hợp trong nhiều trường hợp. Vì thế, bạn cần xác nhận với bác sĩ để biết liều lượng thích hợp với trẻ.
Đối với thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ sơ sinh, tùy từng thể trạng và cân nặng của bé mà bác sĩ sẽ chọn loại thuốc phù hợp cùng với liều dùng cụ thể. Dưới đây là các loại thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ:
Thuốc đặt hậu môn là một dạng thuốc sẽ tan chảy sau khi được đặt vào trực tràng. Dược chất sẽ đi theo đường trực tràng từ dưới, hấp thu vào tĩnh mạch và sau đó được đưa đến gan để tuần hoàn vào máu và phát huy tác dụng.
Hướng dẫn cách nhét (đặt) thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ từng bước chi tiết:
Trường hợp, nếu sau khi đặt thuốc 15 phút mà trẻ đi đại tiện, cha mẹ sẽ cần đặt lại một viên khác. Vì khả năng cao là thuốc chưa kịp hoàn tan hoàn toàn.
Do đó, bạn không cần điều trị khi trẻ bị sốt, trừ những trường hợp sau đây thì sẽ bắt đầu can thiệp:
Trong bài viết hỏi đáp bác sĩ: Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cách nhau bao lâu, dược sĩ Lê Thị Mai trả lời thắc mắc như sau:
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh là một dạng thuốc thường được sử dụng khi trẻ còn nhỏ hoặc trẻ không thể sử dụng thuốc qua đường uống. Thuốc cũng mang lại tác dụng tương tự như đường uống, có hiệu quả hạ sốt nhanh và tương đối an toàn, dễ sử dụng.
Hy vọng, qua bài viết này cha mẹ đã hiểu được tác dụng của thuốc và cách sử dụng loại thuốc này khi trẻ bị sốt.
Cha mẹ xem thêm các bài viết về sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Acetaminophen Rectal: MedlinePlus Drug Information
https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a621016.html
Truy cập ngày: 16.07.2024
How to give medicines: rectal medicines
https://www.medicinesforchildren.org.uk/advice-guides/giving-medicines/how-to-give-medicines-rectal-medicines/
Truy cập ngày: 16.07.2024
Not All Fevers Need Treatment – Stanford Medicine Children’s Health
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=not-all-fevers-need-treatment-88-p11048
Truy cập ngày: 16.07.2024
Hướng dẫn sử dụng các thuốc đặt trực tràng
https://benhviennhitrunguong.gov.vn/huong-dan-su-dung-cac-thuoc-dat-truc-trang.html
Truy cập ngày: 16.07.2024
Ðể dùng thuốc hạ sốt tại nhà đúng và an toàn – Tin liên quan – Cổng thông tin Bộ Y tế
https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/-e-dung-thuoc-ha-sot-tai-nha-ung-va-an-toan?inheritRedirect=false
Truy cập ngày: 16.07.2024
Efferalgan 80mg | Drug Bank
https://cdn.drugbank.vn/MaiHuong_D99_15Jul__0018.pdf
Truy cập ngày: 16.07.2024
Efferalgan 150mg | Drug Bank
https://cdn.drugbank.vn/Thuoc_Dot_4_092019_2019-08-29_VBD%20(113).pdf
Truy cập ngày: 16.07.2024