Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 18/09/2023

Trẻ bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Trẻ bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
Trẻ bị đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là một bệnh lý không hề hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị đau mắt đỏ có thể là do bị nhiễm virus, khiến mắt bé bị ngứa, rát ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của bé.

Chính vì thế, cha mẹ nên biết trẻ bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là gì, biểu hiện của đau mắt đỏ ra sao. Trẻ bị đau mắt đỏ thì cha mẹ phải làm sao?

1. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là gì?

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) có tên y khoa là Pink Eye (Conjunctivitis). Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có dấu hiệu đặc trưng như kết mạc mắt có màu đỏ, hồng, khó chịu, khô rát ở mắt.

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Viêm kết mạc có thể lây lan nhanh và dễ khi:

  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch mắt hoặc dịch cơ thể của người bệnh như chất nhầy do hắt hơi hoặc sổ mũi.
  • Trẻ cũng có thể bị đau mắt đỏ gián tiếp nếu tiếp xúc với ghèn, nước mắt của người bị bệnh trên các vật dụng như khăn tắm; áo gối hoặc ga trải giường.
đau mắt đỏ là gì?
Hình ảnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ở trẻ em

2. Dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ bị đau mắt đỏ

Các trẻ nhỏ khi bị đau mắt đỏ sẽ có các triệu chứng, dấu hiệu như sau:

  • Kết mạc mắt có màu đỏ hồng (thường là một mắt đối với viêm kết mạc do vi khuẩn; và cả hai mắt đối với viêm kết mạc do virus hoặc dị ứng).
  • Thường xuyên tiết nước mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng chói.
  • Ngứa, kích ứng hoặc bỏng rát.
  • Cảm giác cộm mắt hoặc muốn dụi mắt.
  • Sưng đường viền mắt và bên trong mí mắt.
  • Đôi khi xảy ra hiện tượng sụp mí mắt; đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Nổi hạch bạch huyết (hạch cổ trước , hạch cổ sau) làm sưng và đau.
  • Có các triệu chứng của cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác.
  • Đồ ghèn mắt, đặc biệt ghèn màu vàng xanh (thường gặp ở viêm kết mạc do vi khuẩn).
  • Các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng; hoặc hen suyễn có thể xuất hiện trong các trường hợp dị ứng mắt đỏ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị đau mắt đỏ là gì?

Có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ bị đau mắt đỏ:

  • Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng, kích ứng.
  • Đau mắt đỏ do virus gây bệnh cảm lạnh, Adenovirus và các bệnh nhiễm trùng khác (nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang và viêm họng.
  • Đau mắt đỏ do nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục từ mẹ (như bệnh chlamydia, bệnh lậu).

Ngoài ra, có một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây viêm kết mạc đó là: bệnh viêm khớp phản ứng; chứng đỏ mặt (rosacea); hoặc bị viêm mi, viêm bờ mi.

Một Đánh giá khối hệ thống của Bác sĩ Amir A. Azari và Amir Arabi vào năm 2020 cho thấy; nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ở trẻ.

4. Những trẻ nào có nguy cơ bị đau mắt đỏ?

Bất kỳ trẻ nào cũng đều có khả năng mắc phải bệnh đau mắt đỏ, nhưng nguy cơ tăng cao nếu trẻ có các yếu tố sau đây:

  • Tiếp xúc với người mắc bệnh đau mắt đỏ.
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm
  • Thói quen vệ sinh mắt không đúng cách, thường xuyên đụng vào mắt.
  • Sống trong khu vực có dịch bệnh.

5. Chẩn đoán đau mắt đỏ ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ thường được chẩn đoán thông qua kiểm tra lâm sàng, đánh giá triệu chứng và lịch sử bệnh của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm liên quan, như xét nghiệm nước mắt, để xác định nguyên nhân gây ra bệnh.

6. Bệnh viêm kết mạc có lây không?

Trẻ bị đau mắt đỏ bao lâu thì hết?

Nếu trẻ bị viêm kết mạc do nhiễm vi khuẩn, virus thì có thể lây lan cho những người xung quanh nếu họ tiếp xúc với nước mắt, ghèn của trẻ.

Vậy loại viêm kết mạc nào không gây lây lan? Chỉ khi trẻ bị đau mắt đỏ do dị ứng phấn hoa, cỏ hoặc bị kích ứng do khói bụi, ô nhiễm môi trường thì mới không lây nhiễm cho người khác.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do đâu? Cách chữa trị ra sao?

7. Viêm kết mạc ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc do virus là bệnh nhẹ. Nên viêm kết mạc do virus thường sẽ khỏi sau 7 đến 14 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm kết mạc do virus có thể mất từ ​​2 đến 3 tuần hoặc hơn để khỏi hẳn.

Viêm kết mạc do vi khuẩn nhẹ có thể thuyên giảm mà không cần điều trị kháng sinh và không gây ra bất kỳ biến chứng nào. Viêm kết mạc thường phục hồi từ sau 2 đến 5 ngày mà không cần điều trị nhưng có thể mất 2 tuần để biến mất hoàn toàn.

8. Cách chữa trị và chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

8.1 Cách chữa trị trẻ bị viêm kết mạc

Cách chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc
Nhỏ mắt cho bé vị viêm kết mạc do vi khuẩn, kích ứng

Trẻ bị đau mắt đỏ nên làm gì? Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách chữa trị khác nhau:

  • Viêm kết mạc do vi khuẩn: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thường được dùng tại chỗ dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ, để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng, giảm biến chứng và giảm lây lan sang người khác.
  • Viêm kết mạc do virus: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để điều trị các dạng viêm kết mạc nghiêm trọng hơn. Ví dụ, viêm kết mạc do vi rút herpes simplex hoặc vi rút varicella-zoster. Thuốc kháng sinh sẽ không cải thiện tình trạng viêm kết mạc do virus. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus.
  • Viêm kết mạc do kích ứng, dị ứng: Trẻ bị đau mắt đỏ do dị ứng thường được chữa trị bằng cách loại bỏ tác nhân gây dị ứng ra khỏi môi trường sống của bé. Ví dụ như bông, cỏ, lông thú, bụi ô nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc nhỏ mắt, thuốc dị ứng để giảm nhẹ các triệu chứng của đau mắt đỏ ở trẻ.
  • Viêm kết mạc do bệnh lây truyền qua đường tình dục: Điều này thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh; thường do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Trẻ có thể bị đau mắt đỏ nếu người mẹ lúc sinh bé bị nhiễm bệnh về đường tình dục. Loại viêm kết mạc này sẽ được điều trị bằng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ kháng sinh.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên vệ sinh mắt thường xuyên cho bé để loại sạch vi khuẩn, virus và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý cho bé 3-5 lần/ngày. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho mắt bé, biết nên cho bé ăn thực phẩm gì và kiêng gì.

8.2 Cách vệ sinh mắt cho bé

  • Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.
  • Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý; và 2 miếng gạc vô khuẩn sử dụng cho 2 mắt.
  • Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn phải làm sao để khắc phục?

8.3 Trẻ bị đau mắt đỏ nên ăn gì? Kiêng gì?

Trẻ đau mắt đỏ nên bổ sung Vitamin A và Vitamin C

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mẹ bổ sung cho bé các loại thực phẩm có chứa các chất sau:

  • Vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, xoa dịu cảm giác nóng rát khi trẻ bị đau mắt đỏ. Vitamin C có nhiều trong quả cam, chanh, dâu tây và ổi.
  • Vitamin A, B12, D: Vitamin A, B12, D chứa beta-carotene tốt cho mắt bé bị đau mắt đỏ như rau cải xanh, rau bina, bí đỏ, đu đủ,… Các chất này giúp bé sáng mắt, tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa bệnh phát triển.
  • Ngoài ra, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, gan cũng là những chất bổ sung vitamin cho mắt.

Trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì? Cha mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm sau để không làm mắt bé nóng và gây khó chịu hơn: Thực phẩm cay, nóng; nhiều dầu mỡ, thực phẩm có mùi tanh, rau muống.

8.4 Khi nào đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Trẻ bị đau mắt
  • Mắt trẻ đỏ dữ dội.
  • Nếu bé bị đồ ghèn mắt nhiều và dưới 3 tháng tuổi.
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhìn mờ không cải thiện khi lau dịch tiết ra khỏi mắt.
  • Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện, bao gồm đau mắt đỏ do do vi khuẩn gây ra, không cải thiện sau 24 giờ sử dụng kháng sinh.
  • Hệ thống miễn dịch của bé suy yếu. Ví dụ như do nhiễm HIV, điều trị ung thư hoặc các tình trạng đang điều trị y tế khác.
  • Nếu trẻ có vẻ không khỏe và bị sốt, phát ban hoặc đau mắt, hoặc nếu bệnh đau mắt đỏ tiếp tục tái phát. Một số bệnh khác nghiêm trọng hơn thoạt đầu có thể trông giống như đau mắt đỏ. Chính vì thế, cha mẹ cần đưa bé đi khám để xác định là bệnh gì.

9. Những biến chứng đau mắt đỏ ở trẻ em là gì?

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ thường tự khỏi sau khoảng 7 ngày với sự chăm sóc và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, đôi khi, trẻ có thể phát triển những biến chứng nhẹ như nhiễm trùng kết mạc.

Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như viêm kết mạc, loét kết mạc, hoặc tạo sẹo ở kết mạc. Đau mắt đỏ cũng có thể khiến trẻ nhiễm trùng đường mắt khi trẻ tự dụi mắt và đưa vi khuẩn từ tay vào mắt. Nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu, nguy cơ mắc các biến chứng nặng sẽ cao hơn.

Nếu triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra lại.

10. Cách phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ em

phòng ngừa viêm kết mạc
Thường xuyên rửa tay để phòng ngừa trẻ bị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt của bé. Ngoài ra nếu bệnh lâu không khỏi có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực. Vì thế việc phòng ngừa đau mắt đỏ là vô cùng quan trọng.

Nếu cho rằng trẻ nhà mình bị đau mắt đỏ, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa này ngay cả trước khi bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa nhi khoa chẩn đoán bé mắc bệnh:

  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ.
  • Nhắc trẻ không chạm vào mắt mình.
  • Không cho trẻ dùng chung gối, khăn tắm với người khác. Giặt chúng bằng nước nóng hàng ngày.
  • Viêm kết mạc dễ lây lan. Vì vậy hãy dạy trẻ rửa tay sạch sẽ và thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng.
  • Nếu trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc thiếu niên, hãy đảm bảo rằng trẻ không dùng chung mascara hoặc bất kỳ đồ trang điểm mắt nào với người khác. Để tẩy trang mắt và đồ trang điểm ngoài tầm với của trẻ; đặc biệt là khi bác sĩ chẩn đoán bé bị đau mắt đỏ.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu cha mẹ cần cho con nghỉ học cho đến khi bệnh đau mắt đỏ được điều trị.

Một số trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do lây bệnh chlamydia, bệnh lậu từ mẹ lúc sinh bé. Để ngăn chạn việc này xảy ra, mẹ cần biết cách phòng chống bệnh lây nhiễm đường tinh dục gồm:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ: Sử dụng bao cao su latex cho nam hoặc bao cao su polyurethane cho nữ trong mỗi lần quan hệ tình dục. Bao cao su nếu được sử dụng đúng cách trong mỗi lần quan hệ tình dục sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Kiểm tra sức khỏe trước khi quan hệ: Nếu chưa biết rõ chồng có mắc các bệnh tình dục hay không. Tốt nhất là cả hai nên đi khám và điều trị kịp thời trước khi quan hệ, đặc biệt là quan hệ trần. Vì biết đâu cha của bé có nguy cơ cao nhiễm chlamydia và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
  • Đi sàng lọc kết quả thường xuyên: Tốt nhất mẹ nên đi khám phụ khoa từ 3-6 tháng một lần để biết mình có mắc các bệnh về lây truyền qua tình dục hay không.
  • Tránh thụt rửa mạnh: Thụt rửa làm giảm số lượng vi khuẩn tốt trong âm đạo, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chính vì thế, mẹ chỉ nên vệ sinh vùng bên ngoài sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đau mắt đỏ ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này, khi trẻ bị đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, cha mẹ đã biết được dựa vào các nguyên nhân, dấu hiệu gây bệnh mà tìm ra cách chữa trị phù hợp cho bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pinkeye (Conjunctivitis)
https://kidshealth.org/en/parents/conjunctivitis.html
Ngày truy cập: 18/10/2022

2. Pink Eye and Your Child: Symptoms, Treatment & Prevention
https://www.chla.org/blog/rn-remedies/pink-eye-and-your-child-symptoms-treatment-prevention
Ngày truy cập: 18/10/2022

3. Pink eye: How long is it contagious?
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/expert-answers/pink-eye/faq-20057932
Ngày truy cập: 18/10/2022

4. Pinkeye
https://kidshealth.org/en/kids/conjunctivitis.html
Ngày truy cập: 18/10/2022

5. Pink Eye (Conjunctivitis)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8614-pink-eye
Ngày truy cập: 18/10/2022

x