Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu thiết sắt khoảng 30%. Khi trẻ có dấu hiệu thiếu máu, vấn đề quan tâm hàng đầu của mẹ chính là trẻ thiếu máu uống thuốc gì để điều trị dứt điểm.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, uống thuốc Tây nên hạn chế trừ những trường hợp bất khả kháng. Lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu vẫn luôn là bổ sung sắt cho trẻ từ chế độ ăn uống hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
Bệnh thiếu máu là tình trạng xảy ra khi những tế bào hồng cầu của cơ thể chứa lượng hemoglobin (huyết sắc tố mang oxy đến các mô và chuyển đi các chất thải, khí CO2) ít hơn bình thường.
Cơ thể luôn cần sắt để tạo ra chất hemoglobin, một loại sắc tố đỏ mang ôxy trong máu. Theo nguyên lý này, nếu trẻ bị thiếu sắt sau sinh, cơ thể sẽ sản xuất ít tế bào hồng cầu hơn đồng thời những tế bào hồng cầu cũng sẽ nhỏ hơn so với bình thường, từ đó làm giảm khả năng chuyên chở ôxy.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu máu ở trẻ là do thiếu sắt. Ngoài ra còn có một số lý do khác nữa. Cụ thể:
Trẻ từ 9 -13 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra hemoglobin để biết được biết được trẻ có bị thiếu máu hay không.
Cũng giống như người lớn, trẻ bị thiếu máu có rất nhiều dấu hiệu dễ nhận biết:
Biết trước những trẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu mẹ sẽ chủ động hơn trong cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng. Theo các bác sĩ, có 4 trường hợp sau:
Trẻ sinh non và nhẹ cân từ 2 tháng tuổi trở lên
Lượng tích trữ sắt của trẻ sinh non chỉ kéo dài khoảng 2 tháng sau sinh. Mẹ cần biết điều này càng sớm càng tốt để phối hợp cùng với bác sĩ chuyên khoa chủ động bổ sung sắt cho bé sau đó.
Những trẻ uống sữa bò trước khi được một tuổi
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho trẻ bú tới 24 tháng tuổi nếu có thể sẽ rất tốt. Nếu vì lý do nào đó phải cho trẻ uống sữa bò trước một tuổi là một thiệt thòi. Sữa bó có rất ít chất sắt và gây trở ngại trong việc hấp thu chất sắt của cơ thể. Sữa cũng có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của trẻ, gây chảy máu.
Trẻ không được ăn các loại thực phẩm tăng cường chất sắt
Trong chế độ ăn dặm hằng ngày của trẻ cần được bổ sung chất sắt từ các loại ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu chất sắt khác.
Sắt là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho quá trình tạo máu trong cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Thiếu sắt sẽ gây ra bệnh lý thiếu máu, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Nhu cầu sắt hàng ngày của trẻ: Từ 1-3 tuổi khoảng 7 mg, trẻ từ 4-8 tuổi cần khoảng 10 mg.
Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu sắt, mẹ không nên tự ý chuẩn đoán và mua thuốc bổ sung sắt cho bé. Cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để bác sĩ khám và đưa ra lời khuyên chính xác.
Trẻ nhỏ thường sử dụng thuốc dưới dạng siro vì vậy cần lưu ý:
Trẻ thiếu máu uống thuốc gì để điều trị dứt điểm? Câu trả lời là phụ thuộc vào mức độ thiếu máu của trẻ bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp giúp bé nhanh hết bệnh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.