Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/01/2021

Vành tai trẻ bị sưng đỏ, mẹ cẩn thận nhận biết nhé!

Vành tai trẻ bị sưng đỏ, mẹ cẩn thận nhận biết nhé!
Một ngày, mẹ nhận ra vành tai trẻ bị sưng đỏ mà không biết nguyên nhân do đâu. Hãy cẩn thận quan sát tình trạng này của con, bạn nhé!

Vành tai trẻ bị sưng đỏ như vậy có phải là con đang bị bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Mời bạn xem tiếp phần dưới đây.

vành tai trẻ bị sưng đỏ

Trên một số diễn đàn về sức khỏe trẻ em, nhiều người thắc mắc rằng đột nhiên thấy vành tai con bị sưng đỏ, như thế liệu con có bị bệnh gì không? Có cần phải lo lắng hoặc đưa trẻ đi khám khi vành tai bị sưng đỏ hay không? Mời bạn đọc bài viết sau của MarryBaby để trả lời những câu hỏi ấy nhé.

Vì sao vành tai trẻ bị sưng đỏ?

Tai trẻ bị sưng đỏ có thể là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

1. Tai trẻ bị côn trùng cắn

Da trẻ em thường rất mềm, vì vậy luôn lọt vào “tầm ngắm” của các con côn trùng. Trong lúc vui đùa hoặc nằm ngủ, bé có thể bị côn trùng như muỗi, kiến, ong… đốt vào tai. Điều này làm cho vùng tai hoặc vành tai của con bị sưng đỏ.

Tình trạng vành tai bị sưng đỏ do côn trùng cắn thường không kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, chảy mủ, phát ban. Vì vậy, mẹ không đáng phải lo ngại, tai trẻ sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.

2. Vành tai trẻ bị sưng đỏ do chấn thương

Trong quá trình vui đùa, nghịch ngợm hoặc chơi thể thao, trẻ có thể bị va quệt vào tai. Lúc này vành tai trẻ có thể bị sưng đỏ và có hoặc không có các vết xước.

Vành tai sưng đỏ do chấn thương cũng không đáng lo ngại.

vành tai trẻ bị sưng đỏ
Chơi thể thao có thể khiến vành tai trẻ bị tổn thương

3. Vành tai trẻ bị sưng đỏ do viêm

Bệnh viêm vành tai gồm hai thể: viêm mô tế bào tai và viêm màng sụn.

♦ Viêm mô tế bào tai

Viêm mô tế bào (cellulitis) là tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn, thường là liên cầu khuẩn (streptococcus) và tụ cầu (staphylococcus) gây ra. Thông qua các vết thương hở, chúng xâm nhập vào các lớp dưới bề mặt da làm cho da bị viêm mô tế bào. Vùng da bị tổn thương sẽ có dấu hiệu nóng, sưng, đỏ và thường có cảm giác đau khi chạm vào.

Tình trạng viêm mô tế bào có thể xảy ra ở bất bì bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là ở những vùng dễ bị tổn thương và có vết thương hở như tay, chân, tai…

Trẻ có thể bị viêm vành tai do tai con có vết xước, rách, vết cắn, xỏ lỗ tai hoặc do một số tình trạng bệnh lý khác. Trẻ bị viêm mô tế bào tai thường có các triệu chứng như sốt, rùng mình, ớn lạnh và sưng hạch bạch huyết.

♦ Viêm màng sụn vành tai

Viêm màng sụn là tình trạng nhiễm trùng mô bao quanh sụn tai. Tình trạng này do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ra. Ngoài ra, trẻ bị viêm màng sụn còn do các nguyên nhân sau:

  • Xỏ lỗ tai
  • Chấn thương tai do chơi các môn thể thao có tính đối kháng
  • Côn trùng cắn
  • Do phẫu thuật

Khi trẻ bị viêm màng sụn, vành tai trẻ bị sưng đỏ kèm theo các triệu chứng sau:

  • Tai mềm hơn bình thường
  • Con cảm thấy đau vành tai
  • Trong trường hợp nghiêm trọng có thể có mủ, chảy dịch, sốt
  • Biến dạng cấu trúc tai
  • Giảm thính lực hoặc có thể bị ù tai
  • Trẻ có thể bị chóng mặt, giữ thăng bằng kém

Tai trẻ bị sưng đỏ có nguy hiểm không?

Vành tai bé bị sưng đỏ

Trẻ bị sưng đỏ tai nếu do côn trùng cắn hoặc do bị chấn thương nhẹ, không có các biểu hiện khác như chảy dịch bất thường hoặc sốt thì không nguy hiểm.

Ngược lại, bệnh sưng đỏ tai do viêm vành tai gây ra là căn bệnh nguy hiểm. Cụ thể:

Như các loại viêm mô tế bào khác, viêm mô tế bào tai nếu không được điều trị triệt để sẽ khiến cho cơ thể trẻ bị nhiễm trùng vào máu, nguy hiểm tới tính mạng.

Viêm màng sụn là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm sụn, về lâu dài làm hỏng sụn, vì vậy gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc tai, ảnh hưởng tới thính lực của con.

Mẹ nên làm gì khi tai trẻ bị sưng đỏ?

Trong trường hợp vành tai trẻ bị sưng đỏ do côn trùng hoặc bị xây xước nhẹ, mẹ cần chỉ cần lau tai con bằng nước ấm hoặc thuốc sát trùng và theo dõi những biểu hiện của cơ thể trẻ.

Tình trạng vành tai sưng đỏ nếu được chăm sóc đúng cách sẽ nhanh hết. Ngược lại, nếu vết thương trên tai trẻ bị nặng, mẹ cần phải rửa vết thương hàng ngày cho con bằng dung dịch y tế, sử dụng gạc để che vết thương và thay băng mỗi ngày. Tránh để các vết thương hở này gây ra tình trạng viêm vành tai.

Tai bị sưng đỏ khi nào thì cần tới bệnh viện?

Tai bị sưng đỏ khi nào thì cần tới bệnh viện?

Trong cả hai trường hợp sau, mẹ nên đưa con đến bệnh viện có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được thăm khám và điều trị:

Hiện tượng tai sưng, đỏ kéo dài khiến cho con cảm thấy khó chịu, đau đớn, thậm chí thính giác của con bị thay đổi một cách đáng kể (nghe kém).

Tai trẻ bị sưng đỏ kèm sốt, người xuất hiện các nốt mẩn đỏ, lúc này này mẹ không được chủ quan, vì có thể con đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với bệnh của trẻ. Con có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Mẹ cũng không nên quá lo lắng vì bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm sau một vài ngày. Thông thường, những vết viêm, nhiễm trùng sẽ lành sau một tuần hoặc lâu hơn. Trong thời gian đó, để làm dịu những vùng tai bị viêm và làm giảm sự khó chịu của trẻ, mẹ có thể chườm lạnh tai cho con.

Để tránh được tình trạng vành tai trẻ bị sưng đỏ, mẹ lưu ý rằng cần phải luôn giữ cho tai trẻ sạch sẽ, nếu có vết thương mẹ cần giữ gìn và vệ sinh cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Hy vọng những thông tin trên của MarryBaby hữu ích cho mẹ trong việc chăm sóc trẻ.

Phương Nguyên

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x