Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/11/2020

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em, làm sao để làm giảm mức độ nhạy cảm?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em, làm sao để làm giảm mức độ nhạy cảm?
Dù chưa thể điều trị dứt điểm căn bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em nhưng nếu được chăm sóc và phòng bệnh đúng cách, trẻ có thể nhẹ nhàng vượt qua các đợt bệnh và phát triển khỏe mạnh, bình thường.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các mẹ đừng nên lơ là căn bệnh này nhé!

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?

Viem mũi dị ứng ở trẻ em 1
Triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của trẻ

Viêm mũi dị ứng ở trẻ là bệnh lý về đường hô hấp khi niêm mạc mũi nhạy cảm, tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và gây ra những phản ứng quá mẫn cảm.

Biểu hiện thường gặp của trẻ bị viêm mũi dị ứng là sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong, chảy nước mắt… Những cơn sổ mũi, hắt hơi thường xuất hiện đột ngột, tái đi tái lại nhiều lần, liên tục và kéo dài nhiều phút. Hắt hơi hoặc sau khi trẻ hắt hơi còn di kèm với chảy nước mũi ở cả 2 bên mũi, khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu.

Khi trẻ nhỏ bị viêm mũi dị ứng thường bị chảy nhiều nước mũi trong, niêm mạc phù nề, làm trẻ ngạt mũi, không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng. Do đó, trẻ có thể ngáy lúc ngủ, thậm chí ngưng thở lúc ngủ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm mũi dị ứng còn ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ giảm khả năng tập trung, cáu gắt, mệt mỏi, học kém, ngủ gà ngủ gật ban ngày…

Viêm mũi dị ứng có những loại nào?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ được chia thành 4 loại cơ bản sau:

Viêm mũi dị ứng theo mùa

Là những trường hợp trẻ có các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo chu kỳ trong năm. Thông thường, loại viêm mũi dị ứng này phụ thuộc vào chỉ số phấn hoa, mức độ bụi, nấm mốc có trong không khí…

Viêm mũi dị ứng do thời tiết

Trẻ bị viêm mũi dị ứng phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí… Với những trẻ bị viêm mũi dị ứng theo thời tiết, trẻ sẽ hắt hơi nhiều khi ở nơi lạnh, nhất là vào buổi sáng và khi thời tiết thay đổi, trở lạnh.

Viêm mũi dị ứng quanh năm

Là khi trẻ bị viêm mũi dị ứng không theo mùa hay bất cứ chu kỳ trong năm. Các cơn viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, và tác nhân gây bệnh thường là nấm mốc, bụi nhà, lông động vật, thức ăn, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Viêm mũi liên quan đến môi trường sống

Loại thứ 4 này thường gặp ở một số khu vực đặc trưng, không khí bị ô nhiễm bởi khí thải xe hơi, xe máy, khói thải nhà máy, môi trường có chứa bụi phấn, bụi gỗ, bụi vải…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em 2
Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt, cuộc sống của trẻ. Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng lại thường đi kèm với các bệnh lý khác, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống của trẻ.

Tuy vậy, theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ rất khó để có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, nhất là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính phức tạp. Mục tiêu của việc điều trị viêm mũi dị ứng chỉ là cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng sống và sự phát triển của trẻ.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng phải làm sao?

Cách tốt nhất phòng bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ là hạn chế để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, đồng thời nâng cao sức đề kháng của trẻ. Cụ thể, các mẹ nên lưu ý những vấn đề như sau:

  • Đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài đường, tránh khói bụi, khói thuốc lá…
  • Không để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây nên tình trạng dị ứng của trẻ như phấn hoa, lông động vật, bụi bặm… Tốt nhất là không nuôi thú vật trong nhà.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên giặt và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời mùng mền, vỏ gối, drap giường…
  • Nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng cách cho trẻ vận động thường xuyên, đều đặn. Bên cạnh đó, chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu vitamin và khoáng chất…
  • Đặc biệt chú ý chăm sóc, vệ sinh mũi cho trẻ khi thời tiết giao mùa và những lúc thời tiết thay đổi thất thường.
  • Dùng thuốc: Khi những cơn viêm mũi dị ứng xuất hiện, việc dùng thuốc đóng vai trò rất quan trọng để trẻ có thể sớm khỏi bệnh cũng như tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Tuy nhiên, các mẹ cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để có được những chẩn đoán và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng của bé.

Mỗi khi viêm mũi dị ứng ở trẻ em xuất hiện khiến trẻ rất khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về lâu dài của trẻ. Chỉ cần mẹ lưu ý một vài vấn đề nhỏ là đã giúp trẻ dễ dàng phòng ngừa và đẩy lùi các cơn dị ứng một cách hiệu quả đấy, đừng quên những lưu ý trên mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x