Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1/ Giao tiếp sớm với trẻ (Trẻ từ 0 đến 2 tuổi)
– Nghe mẹ nói nè: nhằm dạy cho trẻ biết phân biệt âm thanh từ sớm bằng cách nói chuyện với bé. Bạn cho bé nằm/ngồi/… đối diện bạn rồi từ từ tạo ra những âm thanh đơn giản khác nhau như A, O… trước khi chuyển sang các phụ âm như D,M và đừng quên nâng đỡ phần đầu bé cẩn thận. Lúc này, khi phát âm, môi của bạn tạo hình và di chuyển hơi “quá” một chút để bé dễ nhận diện và bắt chước theo. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thiết bị hỗ trợ phát âm kèm hình ảnh minh họa cho bé xem cũng tốt. Bắt đầu từ tháng thứ 9, bạn có thể áp dụng phương pháp này cho bé.
– Thấy gì nói nấy: Việc học qua hình ảnh sẽ có hiệu quả tích cực đối với bé bị Down nhưng việc ghi nhớ được những thông tin được truyền tải lại là thách thức lớn cho bé. Đầu tiên, bạn nên giúp trẻ học tên của các vật dụng quen thuộc bằng cách nói kết hợp với cử chỉ đơn giản. Ví dụ: khi bạn nói “điện thoại” thì bạn có thể làm hành động đặt tay vào tai mình hay “uống” rồi bạn giả vờ đưa bình hay ly nước lên miệng.
– Tập trung cao độ: Hướng sự chú ý của bé vào một đồ vật nào đó như đồ chơi hay bức tranh bé thích rồi khuyến khích bé nhìn vào đồ vật mà bạn đang đề cập đến. Dần dần, bạn kéo dài thời gian tập luyện để cải thiện khả năng tập trung, phối hợp cũng như giúp bé học ngôn ngữ nhanh hơn.
– Phối hợp nhịp nhàng: Việc phát triển kỹ năng giao tiếp phụ thuộc nhiều vào khả năng phối hợp giữa người nghe và người nói. Lăn một trái banh tới lui là một bài tập đơn giản và phù hợp để thực hiện kỹ năng này. Khi lăn trái banh, bạn nên hô to “đến lượt của mẹ” và khi bé đẩy trái banh ngược lại bạn, bạn hô to tên của bé “đến lược của con”. Khi bé có thể chỉ và nói được tên của mỗi lượt lăn banh, hãy giúp bé chỉ vào bé và nói tên của bé hay “con”.
2/ Phát triển từ vựng cho trẻ (Trẻ từ 2 đến 3 tuổi)
– Con muốn…: Dạy bé hiểu được ý nghĩa của biểu tượng hay dấu hiệu. Điều này sẽ giúp bé phát triển vốn từ để giao tiếp khi bé đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Các chuyên gia khuyến khích cho trẻ ở độ tuổi này nhìn thấy đồ vật thật hay hình ảnh minh họa phù hợp với hành động. Chụp hình lại đồ vật hay hành động bé thích. Khi bé muốn hỏi/ xin bạn thứ gì, bé có thể chỉ hay đưa cho bạn tấm hình thể hiện mong muốn của bé và luôn luôn động viên bé nói ra từ mà bé muốn nói.
– Cầu Vồng sắc màu: Đây là phương pháp giúp bé nhận biết về màu sắc. Nhóm những đồ vật có cùng màu sắc vào một chỗ, ví dụ như con gấu bông màu đỏ, cái áo màu đỏ, cái ly mà đỏ… rồi cho vào 1 cái túi màu đỏ. Với những hành động trực quan sinh động như vậy sẽ giúp bé dễ dàng nhận ra được “luật chơi”. Nếu bé đang ở giai đoạn nói được 1 từ, khi bạn lấy đồ vật ra, hãy nói to màu của đồ vật đó như “xanh”, “ đỏ”… Nếu bé nói được 2 từ, bạn sẽ kết hợp màu và tên đồ vật như “ly đỏ”, “ banh vàng”…
– Nói, Lặp lại và Thêm từ: Với những bé mắc hội chứng Down, bé thường cần nhiều thời gian “chuẩn bị” hơn để có thể nói thành cụm nhiều từ. Nghiên cứu cho thấy các bé sẽ có vốn từ vựng khoảng 100 từ (bao gồm từ và dấu hiệu) trước khi bé kết hợp các từ với nhau. Để chuyển từ giai đoạn nói 1 từ sang giai đoạn 2 từ, bạn có thể áp dụng kỹ thuật lặp lại rồi thêm từ. Đầu tiên, lặp lại từ bé vừa nói rồi bạn thêm 1 từ khác đi cùng với từ đó.
Ví dụ: khi bé nói “ăn”, bạn lặp lại “ăn” rồi nói thêm “ăn, ăn kem”. Việc lặp đi lặp lại là rất quan trọng trong việc dạy bé tập nói. Không nên thất vọng hay cảm thấy mệt mỏi khi phải làm điều này nhiều lần.
– Nhớ và Điền vào chỗ trống: Sử dụng các miếng card hình chữ nhật có màu sắc khác nhau. Khi nói 2 từ “ăn kem”, mẹ giơ 2 miếng màu card màu hồng và màu xanh lên. Sau đó, bạn chỉ vào miếng màu hồng rồi nói “ăn” và miếng màu xanh nói “kem”. Tiếp theo bạn di chuyển 2 miếng card qua lại rồi cho bé thay đổi trật tự từ theo màu sắc. Khi thấy bé khá hơn, bạn sẽ tăng lượng từ cũng như tấm card lên. Đây là phương pháp giúp bé phát triển khả năng ghi nhớ và xúc giác của bé.
3/ Mở rộng từ vựng, chữ cái và âm thanh (Trẻ từ 3 đến 5 tuổi)
– Mẹ con cùng kể chuyện: Ở lứa tuổi này, ngôn ngữ bé sử dụng sẽ liên quan nhiều đến hoạt động hàng ngày. Vì vậy ngôn ngữ được học sẽ mang tính chức năng nhiều hơn, thực tiễn và thú vị hơn. Vốn từ vựng của bé sẽ được mở rộng thêm với những từ chỉ hành động như ngồi, uống, rửa tay, đánh răng… Bạn có thể tổ chức một buổi tiệc nhỏ hay hoạt động tắm cho búp bê, các con thú cưng đồ chơi bé thích (bạn một con và bé một con) và miêu tả những gì diễn ra trong bữa tiệc hay hoạt động đó. Khuyến khích bé là người dẫn chuyện để bé có cơ hội nhớ lại, tưởng tượng ra các hoạt động. Thỉnh thoảng bạn nên hỏi xem bé đang làm gì và tập cho bé dùng cụm 2 đến 3 từ như búp bê uống, mẹ tắm Teddy…
– Giỏi lắm! Con nói được (từ mới) rồi: Nhằm khai thác khả năng ghi nhớ thông qua hình ảnh trực quan của bé, bạn nên khen ngợi để nâng cao tinh thần tự tôn cho bé và sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. Bạn có thể dán một tờ giấy A4 dán ở một vị trí nổi bật trong nhà để mỗi lần bé nói được một từ mới hay một từ lâu rồi bạn mới được nghe lại, bạn ngừng ngay những việc đang làm và nói với bé rằng “Giỏi lắm! Con nói được (từ mới) rồi!” rồi viết từ đó lên tờ giấy “yêu thương” đã được chuẩn bị sẵn. Sau đó bạn in từ đó được viết bằng chữ viết thường trên một tấm card kích thước 12*15 cm. Tiếp theo, bạn đưa tấm card cho bé thấy và đồng thời đọc to từ đó lên. Cứ thế, lần lượt bạn đọc từ đó và cho bé xem tấm card. Hoạt động này sẽ khuyến khích bé nói được từ mới và bổ sung thêm vốn từ vựng của mình.
– Vòng tròn biết nói: Phát cho bé những card hình tròn nhiều màu sắc và phía sau mỗi tấm card, bạn viết một chữ cái rồi đặt vòng tròn xuống, mặt có chữ ở dưới. Sau đó bạn hỗ trợ bé lật từng hình tròn và đọc to chữ cái đó lên. Nếu bé phát âm chưa đúng, bạn cần chỉnh sửa ngay lúc đó và giảm dần việc chỉnh sửa này. Bắt đầu với một vài hình tròn với những chữ cái bé đã ít nhiều biết trước đó rồi từ từ bổ sung thêm chữ cái mới. Hầu hết các bé chậm phát triển sẽ bắt đầu học chữ cái từ 3 tuổi rưỡi đến 5 tuổi.
– Cùng đọc nào: Trẻ em có thế mạnh ghi nhớ qua hình ảnh trực quan. Nhờ vậy, bạn có thể dạy đọc từ sớm cho những bé có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ, khi bé có thể hiểu từ 50 đến 100 từ và có thể nối hay lựa chọn hình ảnh. Mẹ có thể tạo ra những trò chơi với các từ mà bạn quan sát thấy bé quan tâm, thích thú như tên của các thành viên trong gia đình hay thức ăn hay động vật. In 2 từ có liên quan nhau như Ba và Mẹ với khổ chữ lớn và ép plastic (nếu muốn). Tiếp theo bạn sẽ in hay viết 2 chữ này riêng biệt trên 2 tấm card nhỏ hơn và ép plastic (nếu muốn). Chuẩn bị xong, bạn sẽ đặt tấm card lớn có 2 từ viết cùng nhau xuống, trước mặt bé và bé có thể nhìn thấy chữ rồi giúp bé sắp xếp 2 tấm card nhỏ cho đúng vị trí như trong tấm card lớn. Dần dần bạn sẽ tăng dần lượng từ bé cần học lên rồi làm tương tự.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.