Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bệnh cam đường ruột ở trẻ em xảy ra khá phổ biến, khiến bé dễ mất sức. Ngoài ra, bệnh này còn ảnh hưởng nguy hiểm hơn đối với con cưng của bạn.
Bệnh cam đường ruột ở trẻ em xảy ra khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém. Thực phẩm khó được tiêu hóa nên bị tích tụ, đọng lại trong ruột. Điều này khiến trẻ luôn có cảm giác bụng bị ấm ách, khó chịu.
Nhiều trẻ bị cam đường ruột bắt đầu từ nguyên nhân do bẩm sinh cấu tạo đường ruột, hệ miễn dịch vốn có vấn đề, cơ địa yếu, khí huyết không thông. Ngoài ra, cũng có khi do trẻ bị suy dinh dưỡng nên hệ tiêu hóa bị yếu đi.
Đây là căn bệnh mà bạn dễ dàng nhận diện với các triệu chứng sau:
Khi mắc bệnh cam đường ruột, tới bữa, trẻ thường nôn, trớ ra các thức ăn, có khi còn lẫn niêm dịch, nước mật và dịch ruột. Cơ thể sẽ khó tiêu hóa thực phẩm, kém hấp thu chất dinh dưỡng làm bé không tăng hoặc chậm tăng cân. Con trở nên xanh xao, sắc mặt vàng vọt.
Đường ruột không hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn khiến trẻ biếng ăn rồi hay quấy khóc. Đôi khi bé còn có triệu chứng sốt nhẹ.
Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém, bệnh cam đường ruột ở trẻ xuất hiện cùng các dấu hiệu như trẻ có phân hôi, sệt, nhầy, màu thâm. Có khi trong phân còn lẫn máu do bị xuất huyết dạ dày. Nếu thấy dấu hiệu này, bạn phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị mà không nên chủ quan.
Bệnh cam đường ruột ở trẻ em khiến con lười ăn, thường xuyên tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và xanh xao, gầy gò.
Nếu không được điều trị, bệnh này có thể chuyển biến thành bệnh viêm đường ruột ở trẻ. Đây là thời kỳ bệnh nặng và khó chữa hơn.
Hệ tiêu hóa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, nếu con bị mắc bệnh cam đường ruột ở trẻ em, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện để được điều trị sớm! Đồng thời, bạn cũng nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây để quá trình chữa trị đạt hiệu quả hơn nhé!
Bạn nên cho trẻ ăn đúng giờ, đúng khẩu phần phù hợp chế độ dinh dưỡng theo độ tuổi của trẻ và tránh cho trẻ ăn vặt trước khi ăn chính.
Lưu ý: Bạn không nên cho trẻ ăn quá no trong mỗi lần ăn để tránh tạo áp lực cho dạ dày. Khi hiện diện trong dạ dày quá lâu, thức ăn dễ bị lên men, thối rữa rồi chuyển hóa thành chất độc gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, khi trẻ đang bệnh, bạn nên nghiền nhuyễn thức ăn để tránh hại dạ dày của con.
Những yêu cầu như trên nhằm đảm bảo dạ dày bài tiết đủ dịch vị, giúp tiêu hóa được hết thức ăn.
Việc ăn nhanh hoặc các tư thế ngồi ép bụng như quỳ gối của trẻ sẽ khiến ruột bị gấp khúc, thức ăn bị tồn đọng. Tình trạng này ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.
Lúc con trẻ đang bị bệnh, thức ăn khó tiêu hóa, đặc biệt là đạm động vật. Do đó, bạn nên cho bé ăn với 1 lượng vừa đủ và nên bổ sung nhiều rau, củ, trứng, sữa đậu nành.
Bạn nên cho trẻ ăn nhiều chuối, cam, bưởi, xoài, nước dừa…, đặc biệt là ổi vì loại trái này chứa nhiều vitamin C và có chứa chất giúp ổn định khoang ruột.
Đây là hai chất mà trẻ dễ bị thiếu khi bị bệnh cam đường ruột. Bạn có thể bổ sung hai chất này khi cho trẻ ăn sữa chua, khoai lang…
Vitamin D giúp kháng viêm, thúc đẩy hệ miễn dịch đường ruột. Vitamin này có nhiều trong lòng đỏ trứng và cá biển, bạn nên cho trẻ ăn thường xuyên để phát huy tác dụng này.
Rau bí, rau bầu, đậu đỗ nguyên hạt, ngô, măng tươi, măng khô làm trẻ cảm thấy bị khó tiêu, đầy bụng, vì vậy bạn không nên cho trẻ ăn lúc này.
Lưu ý: Một số bệnh như lao, viêm gan, viêm loét dạ dày, bệnh giun sán, ruột, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt cũng đều dẫn đến biếng ăn ở trẻ em. Chính vì thế, nếu thấy xuất hiện triệu chứng biếng ăn, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đưa bé đến bệnh viện để có phương pháp điều trị đúng cho trẻ.
C.L.T
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.