Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Phương Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 19/10/2022

Nguyên nhân và cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ hiệu quả

Nguyên nhân và cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ hiệu quả
Tình trạng tiểu dắt thường diễn ra phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể khỏi chỉ sau vài ngày. Nhưng trong một số trường hợp thì đó là dấu hiệu của các bệnh lý như hẹp bao quy đầu, viêm đường tiết niệu..

Trẻ bị đái dắt thường bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt khi phải vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn so với bình thường (khoảng từ 30 – 40 lần trong ngày, với thời gian cách nhau khoảng từ 10 – 30 phút). Vậy cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ như thế nào?

1. Nguyên nhân trẻ bị tiểu dắt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đái dắt ở trẻ nhỏ nhưng chủ yếu đến từ sinh lý và bệnh lý. Tùy từng nguyên nhân thì cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ cũng khác nhau.

1.1 Trẻ bị tiểu dắt do tâm sinh lý

Một số nguyên nhân về mặt tâm sinh lý có thể kể đến như:

  • Lo lắng, căng thẳng.
  • Trẻ đang mải chơi nên cố tình nhịn tiểu.
  • Nóng trong người cũng khiến trẻ muốn đi tiểu nhiều hơn.
  • Uống nhiều nước lợi tiệu như: nước ngô, nước mía, nước dừa.
  • Cha mẹ cho trẻ uống quá nhiều nước hoặc sữa hoặc ăn nhiều cháo.
  • Thói quen uống sữa và nước vào buổi tối khiến tình trạng đái dắt diễn ra.
  • Yếu tố tâm lý như bị cha mẹ mắng vì đi tiểu quá nhiều lần cũng khiến trẻ bị căng thẳng và xảy ra hiện tượng đái dắt.

Nhìn chung thì các nguyên nhân trên không liên quan đến việc trẻ bị tổn thương đường tiết niệu; nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ sẽ có thể tự khỏi khi giải quyết nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu dắt.

Tóm lại, cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ tốt nhất trong trường hợp này là xác định được nguyên nhân và giải quyết; trẻ bị đái dắt có thể biến mất sau khoảng 1 – 4 tuần.

1.2 Trẻ bị tiểu dắt do bệnh lý

Nguyên nhân tiểu dắt là do bệnh lý

Với những trẻ bị đái dắt do bệnh lý thì các triệu chứng sẽ không cải thiện nếu không được điều trị đúng. Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ do bệnh lý sẽ cần phải dùng đến thuốc do bác sĩ chỉ định hoặc tiểu phẫu (nếu cần thiết).

Hai loại bệnh lý thường gặp khiến trẻ bị tiểu dắt là:

  • Viêm đường tiết niệu xảy ra nhiều ở các bé gái. Bệnh có các biểu hiện như: đi tiểu nhiều với số lượng ít; nước tiểu có mùi; đau buốt khi tiểu, biếng ăn, quấy khóc, v.v. Nguyên nhân thường là do vi khuẩn E.Coli gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Hẹp bao quy đầu hoặc bao quy đầu dài xảy ra nhiều ở các bé trai. Bệnh có các biểu hiện như: bao quy đầu sưng đỏ hoặc khó lộn ra ngoài; nước tiểu không ra ngoài hết, v.v. Nguyên nhân là do bao da quy đầu bó quá chặt, gây ra tình trạng đái dắt.

Bệnh đái dắt thường diễn ra ở nhiều độ tuổi, từ trẻ nhỏ chưa biết nói đến các trẻ từ 4 – 6 tuổi. Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ thường không khó. Tuy nhiên, trẻ thường không quá chú ý đến việc này hoặc không biết diễn tả như thế nào; do đó, cha mẹ cần lưu ý đến các biểu hiện của trẻ để kịp thời đưa con đi khám và điều trị.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có đáng lo?

2. Trẻ bị tiểu dắt phải làm sao? Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả

cách chữa tiểu dắt ở trẻ nhỏ
Làm gì khi trẻ nhỏ bị đi tiểu rắt? Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ an toàn là gì? Đây là những câu hỏi mà nhiều cha mẹ trăn trở

2.1 Động viên trẻ và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Trước tiên, khi nhận biết được tình trạng đang diễn ra; cha mẹ nên trấn an rằng thể chất của trẻ là bình thường để bé không có quá lo lắng và tự ti.

Sau đó, cha mẹ hãy thay đổi trong cách vệ sinh và thực đơn ăn uống hàng ngày để chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ.

Hai phương pháp nêu trên cũng là cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ nhiều bác sĩ khuyên dùng.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ em đau bụng đi ngoài nên uống gì?

2.2 Nhận biết các dấu hiệu để đưa trẻ đi khám bác sĩ

Cha mẹ cần phải đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám nếu trẻ có một trong số các triệu chứng sau:

  • Tiểu buốt.
  • Đau bụng.
  • Tiểu ra máu.
  • Sốt cao, mệt mỏi.
  • Tình trạng đái dắt kéo dài.

Các bác sĩ sẽ có cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ bằng các phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây ra bệnh. Ví dụ, đối với viêm đường tiết niệu; bác sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc kháng sinh, kháng viêm. Đối với hẹp bao quy đầu thì cả cha mẹ và trẻ đều cần được hướng dẫn cách chăm sóc nong bao quy đầu hàng ngày; hoặc thực hiện tiểu phẫu tại các cơ sở y tế.

Trong quá trình điều trị, cha mẹ nên tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ; dùng đúng thuốc; đúng liều lượng và thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn. Đặc biệt, không tự ý mua thuốc và tự điều trị tại nhà để tránh những trường hợp đáng tiếc. Nếu có bất cứ điều gì bất thường xảy ra, cần báo ngay với bác sĩ để có phương án giải quyết kịp thời.

2.3 Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ từ mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa tiểu dắt ở trẻ em
Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ bằng mẹo dân gian

Ngoài ra, cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ bằng các phương pháp dân gian cũng được nhiều cha mẹ sử dụng. Cha mẹ có thể kết hợp giữa tây y và đông y; nhưng nên có sự tham khảo ý kiến từ các bác sĩ.

Một số cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ theo dân gian:

  • Bột sắn dây: có tác dụng thông đường tiết niệu, thanh lọc cơ thể. Khi sử dụng, cha mẹ hãy rửa sạch củ sắn rồi thái thành nhiều lát mỏng và đem phơi khô. Sau đó, nghiền nát thành bột mịn. Mỗi lần cho trẻ uống khoảng 10gr bột sắn pha với nước ấm.
  • Rau má: có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc, là cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ phổ biến. Cha mẹ lấy rau má rửa sạch sẽ và xay nhuyễn thành nước cho trẻ uống.
  • Rau mồng tơi: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi cho đường tiêu hóa của trẻ nhỏ. Cha mẹ chỉ cần lấy lá mùng tơi rửa sạch rồi đun với nước để trẻ uống hoặc chế biến thành các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý là nếu trẻ có hiện tượng lạnh bụng hoặc tiêu chảy thì không nên tiếp tục sử dụng rau mùng tơi.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày mẹ phải làm gì?

3. Cách phòng ngừa tình trạng tiểu dắt ở trẻ nhỏ

Ngoài những cách chữa trị tình trạng tiểu dắt ở trẻ nhỏ nêu trên; cha mẹ lưu ý cách phòng ngừa để bé không gặp phải vấn đề khó chịu này:

  • Nói chuyện với trẻ để con hiểu về sức khỏe của mình.
  • Tránh ăn uống đồ nóng, đồ nhiều dầu mỡ. Đặc biệt là các đồ ăn chế biến sẵn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày và không nên uống quá nhiều vào buổi tối hoặc ban đêm là cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em đơn giản.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học hợp lý cho trẻ. Trong bữa ăn nên có nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau xanh, hoa quả,… giúp trẻ thanh nhiệt, giải độc, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, hạn chế tình trạng đái dắt.
  • Giúp trẻ thư giãn và vui chơi mỗi ngày để giảm căng thẳng, lo lắng cũng là cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ hiệu quả mà nhiều cha mẹ chưa chú ý.

>> Cha mẹ xem thêm: Nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em: Cha mẹ chớ chủ quan!

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách chữa và phòng ngừa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ. Đây không phải là tình trạng quá nghiêm trọng; và hoàn toàn có thể chữa trị được; cha mẹ nên tìm cách chữa trị đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ sớm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào; cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được chuẩn đoán và có phương án điều trị hiệu quả.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Bệnh tiểu dắt ở trẻ em
https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/benh-tieu-dat-o-tre-em
Ngày truy cập: 30/09/2022

2. Pollakiuria
https://www.stlouischildrens.org/conditions-treatments/pollakiuria

Ngày truy cập: 30/09/2022

3. Nhiễm trùng tiểu trẻ em
https://bvndtp.org.vn/nhiem-trung-tieu-tre-em/
Ngày truy cập: 30/09/2022

4. 6 Signs Your Child May Have Bladder Dysfunction
https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/700childrens/2016/06/6-signs-your-child-may-have-bladder-dysfunction

Ngày truy cập: 30/09/2022

5. Why does my child always need to go to the bathroom?
https://healthcare.utah.edu/the-scope/shows.php?shows=0_oj2ugrvb
Ngày truy cập: 30/09/2022

x