Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/12/2016

Phân biệt bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em

Phân biệt bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em
Kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em là hai loại bệnh về đường tiêu hóa thường gặp, có triệu chứng khá giống nhau nên nhiều người hay nhầm lẫn. Để có hướng điều trị nhanh và hiệu quả nhất, mẹ nên tìm hiểu cách phân biệt 2 bệnh này

Có triệu chứng “mở màn” giống nhau: đau bụng và đi vệ sinh liên tục, phân lỏng có máu kèm sốt, bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em gây khó khăn cho các mẹ khi phân biệt bệnh. Để có thể điều trị đúng và kịp thời, đầu tiên mẹ nên xác định đúng vấn đề tiêu hóa bé đang gặp phải. Tránh chủ quan dẫn đến những biến chứng tiêu cực cho sức khỏe bé.

Phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ
Phân biệt dấu hiệu giữa bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ nhằm có cách điều trị kịp thời

1/ Bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em: Có gì khác?

Bệnh kiết lỵ Bệnh tiêu chảy cấp
Nguyên nhân – Do lỵ amíp, lỵ trực trùng gây nên

– Ăn uống không hợp vệ sinh

– Ruồi là trung gian gây bệnh

– Thường do virut Rota gây nên, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, tả, thương hàn.
– Thức ăn, nước uống, đồ chơi bị nhiễm khuẩn gây bệnh
Dấu hiệu bệnh – Đi ngoài phân lỏng, xuất hiện chất nhầy kèm theo máu

– Đau bụng nhiều, đặc biệt là khi đi ngoài

– Trẻ bị sốt, ói và biếng ăn

– Luôn có cảm giác mót rặn

– Trẻ có biểu hiện sớm là mệt mỏi, kém ăn, nôn trớ đột ngột

– Đau bụng nhiều

– Đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày

– Cơ thể bị sốt, đổ nhiều mồ hôi

Biến chứng – Trẻ nhỏ rặn nhiều có thể bị sa hậu môn

– Viêm đa dây thần kinh do mất nhiều chất bổ dưỡng

– Mắc hội chứng viêm kết niệu đạo kết mạc mắt

– Rối loạn chức năng vận động của ruột

– Nặng hơn có thể bị thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa

– Nếu không điều trị kịp thời, cơ thể bị mất nước trầm trọng có thể dẫn đến tử vong

– Tiêu chảy làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể

– Bệnh kéo dài làm trẻ bị suy dinh dưỡng

– Tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết rất khó điều trị

2/ Bé bị bệnh, mẹ trị sao?

Cùng là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nhưng cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và bệnh kiết lỵ có một chút khác biệt.

– Đối với kiết lỵ, ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được theo dõi và điều trị. Tránh để bệnh chuyển biến nặng hơn cũng như trở thành dịch bệnh lây lan cho cộng đồng.

– Với tiêu chảy cấp, đa phần các trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong thời gian bé bị bệnh, mẹ chỉ cần chú ý bổ sung thêm nước và chất điện giải cho con. Bé bị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng có thể dùng kháng sinh làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu chảy do virut Rota, sử dụng kháng sinh không có tác dụng điều trị mà còn làm bệnh thêm trầm trọng. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu có ý định cho con dùng thuốc.

3/ Dinh dưỡng cho bé khi bị bệnh

Đi ngoài nhiều, phân lỏng là đặc thù chung của bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em. Vì vậy, khi chăm sóc bé mẹ nên chọn những món ăn nhạt, loãng, ít đạm và dầu mỡ để dễ tiêu hóa hơn.

– Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no vào một bữa.

– Các thực phẩm như gạo nếp, gạo tẻ, mì, đậu non, đậu xanh…vừa dễ tiêu vừa giúp hạn chế đi ngoài phân lỏng.

– Cho bé uống nhiều nước, hoặc bổ sung nước Oresol để tránh mất nước, kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

4/ Giúp con phòng bệnh ra sao?

Để giúp trẻ phòng tránh được 2 căn bệnh nguy hiểm trên, mẹ nên cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé, đặc biệt là chế độ ăn uống hợp vệ sinh:

– Cho bé ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Không cho bé ăn thức ăn để lâu ngày.

– Đảm bảo cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

– Sử dụng nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.

– Tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho bé, có không gian vui chơi sạch sẽ.

– Tránh cho bé đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc trong những ngày hè nắng nóng.

Tạo cho bé thói quen rửa tay giúp trẻ phòng bệnh tiêu chảy cấp
Tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là cách phòng bệnh hiệu quả

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x