Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 09/11/2022

Trẻ bị lồng ruột: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ bị lồng ruột: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Lồng ruột là tai biến thường xảy ra ở trẻ đang bú mẹ, đặc biệt là những bé có nhu động ruột mạnh. Khi bị lồng ruột, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẹt, không nuôi được đoạn ruột bị lồng, có thể dẫn đến hoại tử.

Vậy khi trẻ bị lồng ruột cha mẹ cần làm gì, cách chăm sóc ra sao? Cha mẹ lưu ý nhé, vì hiện tại bệnh chưa được xác định rõ nguyên nhân và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

1. Lồng ruột là bệnh gì?

Bệnh lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kề cận. Bệnh lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi; nhưng phổ biến nhất chính là trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi.

Theo thống kê mới nhất năm 2017, của viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), các chuyên gia cũng xác nhận rằng rủi ro mắc bệnh lồng ruột giảm theo độ tuổi; theo đó, tỷ lệ trường hợp trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh lồng ruột là 30%. Đồng thời, cảnh báo đây là bệnh nguy hiểm và cần được cấp cứu ngay lập tức.

Hình ảnh minh hoạt trẻ bị lồng ruột
Hình ảnh minh hoạt trẻ bị lồng ruột

Khi bé bị lồng ruột, các phần của ruột sẽ gấp khúc lên nhau, lúc này thức ăn không thể đi qua như bình thường và làm tắc nghẽn ruột. Sự nguy hiểm khi bé bị lồng ruột sẽ liên tục leo thang; ban đầu lượng máu sẽ không thể di chuyển đến khu vực bị tắc ruột và nguy cơ kéo theo sau đó có thể là:

  • Một phần ruột bị hoại tử;
  • Phần ruột bị hoại tử lan rộng;
  • Các phần ruột này bắt đầu nhiễm trùng;
  • Xấu nhất là gây viêm phúc mạc, biến chứng và thậm chí đe dọa tính mạng.

2. Nguyên nhân trẻ bị lồng ruột là gì?

Lồng ruột thường xảy ra ở ruột non. Hiện nay, nguyên nhân khiến bé bị lồng ruột vẫn chưa được xác định cụ thể là từ đâu.

Trong một số trường hợp, bé bị lồng ruột sau khi:

Ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi hoặc trên 5 tuổi, bé bị lồng ruột có nhiều khả năng là do một tình trạng tiềm ẩn như hạch bạch huyết mở rộng; khối polyp hoặc vấn đề về mạch máu trong ruột.

Tóm lại để xác định chính xác nguyên nhân khiến bé bị lồng ruột; bé cần được đi khám. Tình trạng lồng ruột sẽ được chẩn đoán dựa vào lâm sàng và siêu âm phát hiện hình ảnh lồng ruột thông qua CT bụng.

3. Triệu chứng, dấu hiệu trẻ bị bệnh lồng ruột là gì?

Triệu chứng và dấu hiệu trẻ bị bệnh lồng ruột là gì?
Triệu chứng và dấu hiệu trẻ bị bệnh lồng ruột là gì?

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bé bị lồng ruột

  • Một số triệu chứng cha mẹ có thể quan sát thấy: trẻ buồn nôn, ói mửa, sốt cao,..
  • Sau vài giờ trẻ bị lồng ruột, trẻ sẽ trông xanh xao, kiệt sức.
  • Sau khoảng 6 -12 giờ, trẻ đi ngoài ra máu hoặc phân màu nâu kèm theo dịch nhầy.
  • Khi sờ vào bụng của bé có thể sẽ cảm nhận được một phần ruột bị dồn lại.
  • Trẻ khóc dữ dội, bỏ bú, vẻ mặt tím tái. Nhưng sau đó trẻ sẽ đột ngột nín khóc và ăn uống bình thường.

Khi nhận thấy các triệu chứng, dấu hiệu, hoặc bắt đầu nghi ngờ thì cha mẹ cần khẩn cấp đưa bé đi khám cấp cứu trong vòng 24 giờ. Vì nếu không xử trí trong 24 giờ trẻ sẽ ói mửa liên tục; bụng chướng dần lên, toát mồ hôi lạnh, có thể xảy ra nhiều biến chứng khó kiểm soát khác.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, mẹ phải làm sao?

4. Phương pháp điều trị khi trẻ bị lồng ruột?

Sau khi được chẩn đoán là bé bị lồng ruột; các bác sĩ có thể sẽ áp dụng một trong hai phương pháp điều trị:

– Tháo lồng bằng cách bơm hơi: Bác sĩ sẽ tháo lồng bằng cách đưa áp lực vào đỉnh của khối ruột bị lồng để đẩy nó ra khỏi vị trí bệnh lý; và trở về trạng thái vị trí bình thường. Phương pháp điều trị này sẽ không áp dụng đối với trẻ có ruột bị hoại tử.

– Phẫu thuật nếu tháo lồng bơm hơi thất bại hoặc có thủng ruột: Bác sĩ có thể chọn phẫu thuật mở hoặc nội soi; mục đích là tháo lồng nhẹ nhàng bằng cách đẩy phần đầu của lồng ruột ngược dòng để giảm lồng ruột.

Trẻ bị lồng ruột nên ăn gì sau điều trị?

Trẻ bị lồng ruột nên ăn gì để mau khỏi?
Trẻ bị lồng ruột nên ăn gì để mau khỏi?

Cha mẹ hãy cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh. Điều này bao gồm:

  • Trái cây, rau;
  • Bánh mì nguyên hạt;
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo;
  • Các loại đạm từ đậu, thịt nạc và cá.

Hãy hỏi bác sĩ xem bé có cần ăn kiêng đặc biệt hay không. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình.

Lưu ý quan trọng: Trẻ bị lồng ruột có khả năng tái phát; nên cha mẹ chú ý biểu hiện của con sau khi điều trị. Khi có các biểu hiện tương tự như ban đầu; cha mẹ phải nghi ngờ và đưa trẻ vào bệnh viện tái khám ngay lập tức.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

5. Cách phòng ngừa bệnh lồng ruột ở trẻ

Đến nay, theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam đã xác nhận nguyên nhân khiến trẻ bị lồng ruột CHƯA được xác định cụ thể. Vì vậy cách tốt nhất chính là cha mẹ cần bình tĩnh nhận biết dấu hiệu trẻ bị lồng ruột; và xử trí kịp thời để con có thể vượt qua tình trạng này.

Người ta thấy rằng trước 48 giờ, chỉ có khoảng 2,5% khối lồng bị hoại tử nhưng sau 72 giờ; tỷ lệ này đã lên tới 80%. Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng; sốc nhiễm khuẩn; thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến bệnh nhi tử vong.

THỰC HIỆN NGAY:

  • Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất trong 24 giờ nếu nghi ngờ bé bị lồng ruột.
  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc trẻ bị lồng ruột sau điều trị.

Tóm lại, tình trạng trẻ bị lồng ruột đã có thể điều trị được; quan trọng là cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu và đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ kịp thời. Hơn nữa, cha mẹ hãy tăng cường sự chú ý đến các con, đặc biệt là những lúc con bị bệnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Intussusception – children
https://medlineplus.gov/ency/article/000958.htm
Ngày truy cập: 14/10/2022

2. Intussusception
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/intussusception/symptoms-causes/syc-20351452
Ngày truy cập: 14/10/2022

3. Intussusception
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10793-intussusception
Ngày truy cập: 14/10/2022

4. Management for intussusception in children
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6481850/
Ngày truy cập: 14/10/2022

5. Intestinal Intussusception: Etiology, Diagnosis, and Treatment
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5179276/
Ngày truy cập: 14/10/2022

6. Child Intussusception
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK431078/
Ngày truy cập: 14/10/2022

7. LỒNG RUỘT – khi bạn có kiến thức, con trẻ có thể thoát khỏi nguy hiểm
https://bvndtp.org.vn/long-ruot-o-tre-nhu-nhi/
Ngày truy cập: 14/10/2022

8. Cách phát hiện và ngăn ngừa lồng ruột ở trẻ
https://mch.moh.gov.vn/pages/news/17238/Cach-phat-hien-va-ngan-ngua-long-ruot-o-tre.html
Ngày truy cập: 14/10/2022

x