Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tại sao bố mẹ không hiểu con? Đây dường như là câu nói quá đỗi quen thuộc sau những cuộc trò chuyện hoặc cãi vã giữa bố mẹ và con tuổi dậy thì. Trên thực tế, con trong giai đoạn dậy thì có nhiều sự thay đổi thể chất, cảm xúc và hành vi khiến đôi khi bố mẹ không hiểu con cái của mình; hoặc thậm chí “không nhận ra con”.
Trong bài viết, bố mẹ sẽ hiểu những lý do tại sao bố mẹ không hiểu con; và những phương pháp để giúp bố mẹ tái kết nối với con của mình.
Khoảng cách thế hệ là sự khác biệt, sự thay đổi trong lối sống, thói quen, quan niệm, tư tưởng, v.v. giữa những người sống trong những thời điểm khác nhau; với nhịp độ và bối cảnh xã hội riêng biệt.
Sự khác biệt về văn hóa giữa các thế hệ sẽ lớn dần khi bố mẹ trở nên đồng nhất với cái cũ, tương tự, quen thuộc, truyền thống và cái đã biết. Trong khi thanh thiếu niên của họ (sau này) trở nên bị cuốn hút và ảnh hưởng bởi cái mới, khác biệt, xa lạ, và chưa được thử qua.
Những bậc cha mẹ không thể kết nối sự khác biệt về văn hóa, thế hệ bằng lòng quan tâm; thậm chí phớt lờ hoặc chỉ trích con; sẽ có nguy cơ để những khác biệt này làm rạn nứt mối quan hệ; và đó là lý do lớn giải thích tại sao bố mẹ không hiểu con.
>> Bố mẹ có thể quan tâm 7 dấu hiệu nhận biết trẻ có chỉ số EQ cao
Theo học thuyết phát triển của Chuyên gia tâm lý/Nhà phân tâm học Erik Erikson, tuổi dậy thì là giai đoạn con mong muốn tạo dựng kết nối với bạn bè đồng trang lứa. Thông qua đó, con có thể học cách thể hiện bản sắc cá nhân của mình. Đây cũng là lý do lớn tại sao bố mẹ không hiểu con; vì giao tiếp giữa cha mẹ-con cái bị ngắt quãng.
Con dậy thì cần cảm thấy thân thuộc và được các bạn đồng trang lứa chấp thuận. Tình bạn có thể là một sự hỗ trợ tuyệt vời và có thể đảm bảo chống lại các mối quan hệ tiêu cực chẳng hạn như những kẻ bắt nạt. Học các kỹ năng kết bạn tích cực có thể giúp cho con cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Vì vậy, hạnh phúc của con là trở thành một người bạn tuyệt vời của ai đó; và có nhóm bạn tốt hỗ trợ chúng.
Vì lẽ đó, trong giai đoạn này, con có thể tập trung nhiều hơn để xây dựng kết nối với bạn bè trên trường lớp. Thay vì chia sẻ, gần gũi với bố mẹ như giai đoạn tiền dậy thì hoặc nhỏ hơn. Nhu cầu này của con có thể là một nguyên nhân giải thích tại sao bố mẹ không hiểu con.
Nếu muốn biết tại sao bố mẹ không hiểu con, bố mẹ hãy nhìn lại thói quen sử dụng công nghệ. Với lịch trình công việc bận rộn và danh sách làm việc dài đằng đẵng; bố mẹ dường như luôn phải mang theo, kiểm tra điện thoại mọi lúc. Điều này thậm chí tạo điều kiện để bố mẹ kiểm tra email, lướt mạng xã hội dễ dàng chỉ với một hoặc hai thao tác đơn giản.
Đây sẽ là những khoảnh khắc bố mẹ bị phân tâm; và hành động này khiến con hiểu rằng thời gian bố mẹ dành cho con không có giá trị (mặc dù bản thân bố mẹ không nghĩ như vậy).
>> Bố mẹ đã biết 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài chưa? Tìm hiểu ngay!
Một trong những cột mốc phát triển quan trọng của lứa tuổi dậy thì đó là con cần rời xa bố mẹ; khẳng định sự độc lập và nuôi dưỡng nhu cầu riêng tư, sự tự chủ của mình. Trong quá trình chuyển đổi, nhiều bố mẹ có thể cảm thấy sốc vì con dường như không chia sẻ, kể chuyện nhiều với bố mẹ.
Trong lúc này, việc săm soi hành động của con không phải là một ý kiến hay; và thậm chí còn dẫn đến những tác động ngược như trốn học, nói dối, che giấu, v.v. Hệ quả sau cùng là khiến cho bố mẹ với con ngày càng xa nhau; và câu hỏi tại sao bố mẹ không hiểu con dường như càng khiến bố mẹ đau đầu.
Việc không có đủ thời gian chất lượng giữa bố mẹ với con cũng thúc đẩy sự mất kết nối. Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, việc bố mẹ dành thời gian chất lượng cho trẻ vị thành niên thúc đẩy khả năng học tập, nuôi dưỡng mối quan hệ cha mẹ-con cái bền chặt hơn.
Khi được hỏi tại sao bố mẹ không hiểu con? Tiến sĩ Tâm lý Laura Athey-Lloyd cho biết: “Khi cha mẹ so sánh thời thơ ấu hoặc trải nghiệm ông bà nuôi dạy bố mẹ lúc còn nhỏ với con; điều đó có thể tạo ra cảm giác mất kết nối.”
Ví dụ: con chia sẻ rằng chúng cảm thấy bị bắt nạt ở trường; bố mẹ trả lời rằng mình chưa bao giờ bị bắt nạt; hoặc bố mẹ trả lời ai cũng bị hết mà; và ngay lập tức đề nghị con bỏ qua. Nhiều bố mẹ có thể nói thêm rằng trẻ em ngày nay nhạy cảm hơn nhiều so với thế hệ trước. Điều này khiến con cảm thấy ngốc nghếch, bị hiểu lầm và đơn độc.
>> Mách bố mẹ Phương pháp giáo dục Steiner để giúp nuôi dạy con thành tài
Một trong những cách để phụ huynh không chật vật với câu hỏi tại sao bố mẹ không hiểu con đó là chia sẻ kỷ niệm vui nhộn, đáng yêu, hoặc tuyệt vời của con lúc bé. Thanh thiếu niên thích nghe những câu chuyện về bản thân và con sẽ không thể nhịn được cười trước những trò hề thời thơ ấu của mình.
Mỗi câu chuyện bố mẹ kể sẽ cho phép con phát triển ý thức về bản thân; gắn kết sâu sắc hơn với gia đình, cảm nhận được tình yêu của bố mẹ và cho con cảm giác được thuộc về.
Một trong những lý do tại sao bố mẹ không hiểu con đó là nhiều phụ huynh có xu hướng trông chừng con mình 24/7. Trên thực tế, vấp ngã và mắc sai lầm là một phần rất lớn của quá trình trưởng thành. Điều này không có nghĩa là bố mẹ cho phép con đi những nơi dành cho người trưởng thành; nhưng việc con muốn tham gia một bữa tiệc hoặc đi hẹn hò là một phần bình thường của độ tuổi thanh thiếu niên.
Đây có lẽ là thách thức lớn nhất đối với bố mẹ, nhưng các bậc phụ huynh cần giữ bình tĩnh, hít thở sâu để xua tan nỗi lo âu về con. Sau đó, bố mẹ có thể chia sẻ với con rằng bố mẹ thấy lo lắng; và cần con cho thêm thông tin để an tâm hơn.
Hãy ngồi xuống, và đặt câu hỏi về kế hoạch của con; để bố mẹ giảm nhẹ phần nào những mối lo tràn ngập trong tâm trí.
>> Bố mẹ tham khảo ngay 27 kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi cần học
Khi thanh thiếu niên biết rằng cha mẹ yêu thương con, con cảm thấy mình có giá trị và ý nghĩa. Nhưng bố mẹ cần phải phân biệt giữa tình yêu có điều kiện và vô điều kiện.
Tình yêu có điều kiện đòi hỏi con phải hành xử theo một cách cụ thể hoặc phải đạt được kết quả nhất định. Nếu bố mẹ bày tỏ tình yêu của mình chỉ sau khi con trai nhận bằng khen học sinh giỏi; hoặc con gái tự nấu ăn, dọn dẹp phòng ốc; trẻ vị thành niên sẽ nhận ra con chỉ xứng đáng với tình yêu của bố mẹ với một số điều kiện nhất định. Đây là một dạng tình yêu không lành mạnh; và có thể gây nhiều áp lực cho trẻ.
Tình yêu vô điều kiện, có nghĩa là bố mẹ yêu con mình “bất chấp” những điều con chưa hoàn thiện, những thiếu sót và những khiếm khuyết của con. Đó là vòng tay qua vai và nói với con rằng: “Con đã cố gắng hết sức. Bố mẹ tự hào về cách con đã cố gắng.” Tình yêu vô điều kiện nói với con rằng: “Con không cần phải làm gì để khiến mẹ yêu con hơn. Con sẽ không bao giờ đánh mất tình yêu của bố mẹ.”
Nhiều lúc, bố mẹ sẽ có cảm giác như con đang đẩy bố mẹ ra xa; nhưng chúng thực sự khao khát được một lần gặp gỡ và kết nối với cha mẹ. Một khi bố mẹ đã tìm hiểu về sở thích và những mối quan tâm của con; hãy đề xuất với con về việc thực hiện cùng nhau và để con quyết định xem con muốn làm gì.
Khi trẻ tuổi dậy thì cảm thấy ngột ngạt và bị quản lý quá chặt; con có thể trở nên bực mình và muốn tránh xa bố mẹ. Nhưng nếu con cảm thấy hứng thú với việc bố mẹ dành thời gian để làm những gì chúng thích; con sẽ cho bố mẹ cơ hội để kết nối sâu sắc hơn. Bố mẹ cũng cần tìm hiểu về ngôn ngữ yêu thương của con và cách con thể hiện, đón nhận tình cảm từ người xung quanh.
Sự kết nối cần có thời gian; cũng giống như mọi thứ khác trong cuộc sống. Thay vì đau đầu với câu hỏi tại sao bố mẹ không hiểu con. Hãy kiên nhẫn, cởi mở và thực tế; bố mẹ sẽ thấy rằng việc nuôi dạy con cái ở tuổi thiếu niên không quá đáng sợ.
Cho con hiểu rằng, những cảm xúc của con đáng được lưu tâm, là quan trọng và cần được thấu hiểu; không phải chối bỏ. Đồng thời, bố mẹ cũng để con hiểu rằng con là cá thể độc nhất, với vô vàn những điều độc đáo con có thể tạo ra cho thế giới; theo cách con yêu thích.
>> Con lười học? Bố mẹ xem thêm Lời khuyên từ Chuyên gia giáo dục để con chăm chỉ hơn nhé!
Khi bố mẹ không hiểu con cái, hãy bắt đầu tìm hiểu sở thích của con cũng như cuộc sống xã hội và trường học của chúng. Nếu bố mẹ thấy mình hoàn toàn không biết gì về môi trường xung quanh con; hãy đặt câu hỏi. Chìa khóa quan trọng giúp con cởi mở hơn là tìm ra điểm chung.
Nói về cuộc sống của chính bố mẹ; các mối quan hệ và công việc. Bố mẹ không cần phải giả vờ rằng bố mẹ cũng đang trải qua mọi thứ mà con đang trải qua; nhưng cảm giác tương đồng có thể tạo nên điều kỳ diệu cho tình cảm cha mẹ-con cái. Nếu bố mẹ dường như không kết nối với con với bất kỳ điều gì, đừng hoảng sợ. Đây là cơ hội tốt để im lặng và chỉ lắng nghe.
Nếu bố mẹ muốn biết về con và lý do tại sao con lại hình thành tính cách như vậy. Bố mẹ phải thực sự lắng nghe những gì con nói. Tương tác với con, đặt câu hỏi về những gì con đã nói và đừng ngắt lời nếu con nói những điều bố mẹ không thích hoặc không đồng ý. Tư duy cởi mở là rất quan trọng nếu bố mẹ muốn xây dựng lòng tin và chứng minh rằng bố mẹ sẽ không từ chối con người của con.
Qua bài viết, hy vọng các bậc phụ huynh đã hiểu tại sao bố mẹ không hiểu con. Đồng thời, nắm trong tay những cách để vun đắp tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tips for Communicating With Your Teen
https://childmind.org/article/tips-communicating-with-teen/
Ngày truy cập: 25/02/2022
Connecting With Your Preteen
https://kidshealth.org/en/parents/preteen.html
Ngày truy cập: 25/02/2022
Helping Teens Connect With Their Community
Ngày truy cập: 25/02/2022
The importance of communicating with teenagers
Ngày truy cập: 25/02/2022
4 Tips for Creating Connection With Your Teen
https://www.goodtherapy.org/blog/4_Tips_Creating_Connection_With_Your_Teen
Ngày truy cập: 25/02/2022